“Hé lộ” mặt trái của các hiệp định thương mại

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cảnh báo về việc nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có nguy cơ bị tăng thuế nhập khẩu do bị áp dụng cơ chế tự vệ ng
“Hé lộ” mặt trái của các hiệp định thương mại

Việc cảnh báo hàng Việt bị áp thuế tự vệ cũng cho thấy những “chiếc bẫy” xuất khẩu có thể làm giảm doanh thu của các DN trong nước, hạn chế hiệu quả xuất khẩu.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) đã được ký kết và có hiệu lực từ 5/10/2016. Theo hiệp định, EAEU, bao gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, cam kết loại bỏ thuế quan đối với 9.774 dòng thuế cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam, tương đương với khoảng 90% số dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của EAEU.

Cũng theo Điều 2.10 của Hiệp định, một số mặt hàng dệt may, giày dép và đồ nội thất nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng thuế suất 0%, tuy nhiên phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng.

Cụ thể, nếu khối lượng nhập khẩu các nhóm mặt hàng này từ Việt Nam trong một năm vượt một ngưỡng khối lượng nhất định quy định tại Hiệp định, EAEU có quyền điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) trong khoảng thời gian 6 tháng (nếu khối lượng nhập khẩu trong năm trong khoảng từ trên 100% đến 150% ngưỡng quy định) hoặc 9 tháng (nếu khối lượng nhập khẩu trong năm trên 150% ngưỡng quy định).

“Để cảnh báo khả năng xuất khẩu vượt ngưỡng và có nguy cơ bị EAEU tăng thuế nhập khẩu lên mức thuế MFN, hàng tháng Cục sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EAEU để doanh nghiệp và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu và có biện pháp kiềm chế phù hợp”, Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, hiện tại có hai nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là quần áo lót và quần áo trẻ em đang bị EAEU áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng trong năm 2018. Hiện chưa có nhóm mặt hàng nào có nguy cơ bị áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng trong năm 2019.

Bộ Công Thương cho hay, theo cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), các nước ASEAN đã tiến rất gần đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với các nước ASEAN-6 (5 nước sáng lập và Brunei), 99,2% số dòng thuế đã được xóa bỏ, trong khi 90,9% số dòng thuế của các nước gia nhập sau là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi tắt là các nước CMLV) đã được xóa bỏ tính tới năm 2017. Dự kiến, tới hết năm 2018, tỉ lệ xóa bỏ thuế quan trong toàn ASEAN sẽ đạt 98,67%.

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...