Hỗ trợ dịch Covid-19, Chính phủ đề xuất miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020

Tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nếu được miễn năm 2020 ước vào khoảng 1.400 tỷ đồng cũng đồng nghĩa với ngân sách nhà nước năm nay sẽ giảm thu tương ứng.
Hỗ trợ dịch Covid-19, Chính phủ đề xuất miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020

Chính phủ đang dự kiến trình Quốc hội xem xét miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020.

Theo đại diện Chính phủ, trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân như giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19...

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang khai thác tài nguyên nước lại chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ. Bởi theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì kể từ 1/9/2017, hoạt động khai thác tài nguyên nước, ngoài phải nộp các loại thuế, phí theo các luật thuế hiện hành còn phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 82/2017/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã phê duyệt khoảng 4.000 quyết định cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền đã vào nộp ngân sách nhà nước (tính đến tháng 6/2020) ước vào khoảng 10.600 tỷ đồng. Trong đó 6 tháng đầu năm đã nộp vào ngân sách nhà nước nước 600 tỷ đồng và cả năm 2020 dự kiến sẽ nộp vào ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, sẽ có 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể được hưởng lợi. Có doanh nghiệp sẽ được miễn khoản tiền này lên tới trên 116 tỷ đồng như trường hợp của Công ty Thủy điện Sơn La.

Tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nếu được miễn năm 2020 ước vào khoảng 1.400 tỷ đồng cũng đồng nghĩa với ngân sách nhà nước năm nay sẽ giảm thu tương ứng, trong đó, địa phương bị giảm thu ít nhất là Thừa Thiên - Huế là 42 triệu đồng và nhiều nhất là Sơn La với 150 tỷ đồng.

Để chính sách có thể đi ngay vào cuộc sống sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020, Chính phủ đề xuất, đối với trường hợp đã phê duyệt tiền cấp quyền trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách doanh nghiệp và số tiền được miễn gửi cơ quan thuế địa phương nơi có công trình khai thác nước để thực hiện hoàn hoặc khấu trừ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2020.

Đối với trường hợp phê duyệt tiền cấp quyền sau thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong đó xác định rõ số tiền của doanh nghiệp được miễn và gửi cơ quan thuế địa phương nơi có công trình khai thác nước để thực hiện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...