Hoàn thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vào cuối tháng 9/2020

Chủ đầu tư sẽ có thêm 10 ngày để hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, trước khi đưa vào khai thác cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long vào dịp lễ giải phóng Thủ đô 10/10.
Hoàn thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vào cuối tháng 9/2020

Đây là công trình trọng điểm và có ý nghĩa đặc biệt đã được quyết định thông xe vào dịp lễ mừng giải phóng Thủ đô 10/10. Hiện là thời điểm quan trọng nhất khi dự án đang trong giai đoạn thi công nước rút để chuẩn bị thông xe, vì vậy các đơn vị thực hiện dự án không được chủ quan, nỗ lực hết sức để hoàn thành dự án với chất lượng tốt nhất.

Chính vì vậy, các nhà thầu tham gia dự án được yêu cầu tranh thủ tối đa thời gian để hoàn thành các khối lượng bê tông nhựa trước 30/9, để có quỹ thời gian hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu đưa công trình vào khai thác đúng kế hoạch.

Theo ông Dương Viết Roãn - Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được chia làm 2 gói thầu xây lắp. Đến nay, gói thầu số 1 của dự án (xây dựng đoạn Mai Dịch - Cổ Nhuế) đã hoàn thành hơn 96,6% khối lượng, gói thầu số 2 (đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long) hoàn thành hơn 98,4% khối lượng.

Theo khẳng định của đại diện Ban quản lý, dự án khởi công từ tháng 5/2018, sẽ hoàn tất phần thi công xây dựng trong tháng 9, hoàn thành mọi hạng mục vào ngày 30/9 và sẵn sàng thông xe trước ngày 10/10.  

Riêng 6 lối lên xuống vừa được bổ sung đang được các nhà thầu khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào ngày 30/4/2021. Trước đó, Bộ GTVT đã yêu cầu Ban quản lý dự án Thăng Long tập trung chỉ đạo 2 nhà thầu triển khai thi công, đảm bảo hoàn thành các hạng mục còn lại (bê tông nhựa, khe co giãn, chiếu sáng, thoát nước, ATGT,...) trong tháng 8/2020; trong tháng 9/2020 sẽ tập trung cho công tác chỉnh trang, hoàn thiện đảm bảo mỹ quan công trình.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng chịu trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án Thăng Long chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh phương án tổ chức giao thông của Dự án (kết hợp giữa Dự án cầu cạn với Dự án sửa chửa mặt cầu Thăng Long). Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thẩm định phương án tổ chức giao thông của Dự án đảm bảo các điều kiện để trình Bộ GTVT xem xét chấp thuận phương án tổ chức giao thông trước ngày 15/9/2020.

Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long là công trình trọng điểm do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn vay JICA, mục tiêu xây dựng 5,049 km đường cao tốc 4 làn xe chạy trên cao, dọc theo đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội).

Ngoài đơn vị đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án Thăng Long, các chủ thể quan trọng khác tại dự án này là liên danh tư vấn giám sát OCG - OC - KEI (Nhật Bản) - TEDI (Việt Nam); liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Cienco4 thi công gói thầu xây lắp số 1 và liên danh Tokyu - Taisei (Nhật Bản) thi công gói thầu xây lắp số 2.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…