Đưa đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào dự án vay vốn ODA

Đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo nằm trong tuyến đường sắt đô thị số 2 sẽ được đưa vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là công trình có tính chất quan trọng trong mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần kết nối các khu vực đô thị, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn. Dự án đã được HĐND Thành phố đưa vào danh mục công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2016-2020.

Hiện dự án đang trong quá trình thực hiện các thủ tục để phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, theo đó tổng mức đầu tư của dự án dự kiến điều chỉnh là trên 35.600 tỷ đồng, làm tăng mức vốn mà Thành phố phải vay lại của Chính phủ cũng như tăng phần vốn đối ứng mà ngân sách Thành phố phải bảo đảm.

Trong điều kiện cân đối các nguồn lực của Thành phố hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cho Dự án không vượt quá hạn mức vay nợ của Thành phố. Khả năng cân đối ngân sách Thành phố để đáp ứng nhu cầu vốn đổi ứng cho Dự án phù hợp với dự kiến Kế hoạch tài chính trung hạn của Thành phố giai đoạn 2021-2025.

Ban Kinh tế ngân sách, HĐND TP. Hà Nội đã thống nhất với nội dung UBND Thành phố trình, sau khi Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

HĐND TP. Hà Nội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 cấp Thành phố; đưa dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của Chính quyền địa phương (sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài).

HĐND Thành phố cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội dự kiến các khoản vay và trả nợ chi tiết theo từng năm để tính toán vào tổng hạn mức vay, nhằm cân đối nguồn lực hàng năm của Thành phố, trình HĐND Thành phố quyết nghị phương án vay và trả nợ chi tiết theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Thời điểm cuối năm 2018, UBND TP. Hà Nội đã trình HĐND Thành phố thông qua, bổ sung danh mục đầu tư trung hạn 100 dự án cấp thiết. Tuy nhiên, sau 1 năm UBND đề xuất đưa ra khỏi danh mục 52 dự án, nguyên nhân chủ yếu là do chưa hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất trình cấp có thẩm quyền.

HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xây dựng, đề xuất danh mục dự án và nguyên nhân của việc chậm hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt các dự án này. Đồng thời làm rõ lý do của việc đề xuất giảm kế hoạch vốn trung hạn đối với 15 dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm 2016 - 2020 mà HĐND Thành phố đã quyết nghị.

Ban Kinh tế ngân sách, HĐND TP. Hà Nội cũng đề nghị UBND Thành phố rà soát mức vốn cụ thể đề nghị bố trí cho các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, đặc biệt quan tâm các dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm và các dự án phục vụ nhu câu dân sinh bức xúc, bảo đảm đủ vốn so với yêu cầu tiến độ và khả năng thực hiện để bảo đảm bố trí vốn tập trung, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, hoàn thành mục tiêu đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…