Hôm nay báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đối mặt với những vấn đề gì?

Sáng nay, 4/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trong đó nóng nhất là giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo
Hôm nay báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đối mặt với những vấn đề gì?

Báo cáo về các vấn đề liên quan đến nhóm nội dung chất vấn thuộc lĩnh vực của Bộ đã được Bộ trưởng gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Theo báo cáo, đến nay Bộ GTVT đã huy động được 70 dự án đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 209.000 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực đường bộ 68 dự án với tổng mức đầu tư gần 208.000 tỷ đồng, lĩnh vực đường thủy nội địa 1 dự án với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, lĩnh vực đào tạo 1 dự án với tổng mức đầu tư 57 tỷ đồng.

58 dự án đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác với tổng mức đầu tư là 166.000 tỷ đồng. Các dự án cơ bản đảm bảo chất lượng, khai thác an toàn, doanh thu tài chính cơ bản phù hợp với số liệu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án. Còn lại 12 dự án đang được triển khai với tổng mức đầu tư là 43.000 tỷ đồng.

Câu chuyện phí và giá

Theo Bộ trưởng, chính sách phí (nay là giá dịch vụ sử dụng đường bộ) còn bất cập, còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tông tư của Bộ tài chính quy định khoảng cách giữa các trạm trên cùng tuyến đường có thể dưới 70 km nếu được Bộ Tài chính, địa phương thống nhất nhưng dư luận cho rằng khoảng cách dưới 70 km là vi phạm pháp luật.

Giá dịch vụ sử dụng đường bộ chưa đảm bảo công bằng cho các phương tiện khu vực xung quanh trạm và một số phương tiện sử dụng các tuyến đường ngang đi qua trạm, sử dụng quãng đường ngắn. Một số trạm trước đây thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn ngân sách nhà nước được tận dụng lại để chuyển sang thu hoàn vốn cho các dự án BOT, vị trí nằm ngoài phạm vi dự án gây bức xúc cho người sử dụng...

Hạn chế khác được Bộ trưởng nhìn nhận là công tác tuyên truyền chưa tốt, chưa nhận được đồng thuận và có cách hiểu khác nhau trong xã hội đối với các công trình giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

17 trạm có bất cập về vị trí đặt trạm

Theo báo cáo này, hiện có 88 trạm BOT trên các tuyến quốc lộ, trong đó Bộ GTVT quản lý 73 trạm (56 trạm đang thu, 17 trạm chưa thu thuộc các dự án đang đầu tư); UBND các tỉnh quản lý 15 trạm (11 trạm đang thu, 4 trạm chưa thu thuộc các dự án đang đầu tư).

Trong số này có 56 trạm đặt trên các tuyến quốc lộ hoàn vốn cho dự án cải tạo nâng cấp các quốc lộ, xây dựng các cầu mới.

Có 3 trạm BOT nằm ngoài phạm vi dự án (trạm Tào Xuyên, trạm Cầu Rác, trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài). Theo Bộ GTVT, các trạm này do lịch sử để lại khi tận dụng lại các trạm BOT hoàn vốn ngân sách nhà nước chuyển sang "thu giá" hoàn vốn các dự án BOT.

Có 6 trạm đặt trên tuyến chính hoàn vốn cho 6 dự án đầu tư nâng cấp tuyến chính và xây dựng tuyến tránh (trạm Nam Cầu Giẽ, trạm Bến Thủy, trạm Quán Hàu, trạm Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, trạm tuyến tránh Thành phố Sóc Trăng, trạm Cai Lậy tỉnh Tiền Giang). 6 trạm thu phí trên cả tuyến quốc lộ và cao tốc khi đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc và cải tạo quốc lộ song hành thuộc 4 dự án (Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình; Quốc lộ 3 Thái Nguyên - Chợ Mới; cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng).

Có 2 trạm (trạm La Sơn - Tuý Loan đặt trên Dự án BT La Sơn - Tuý Loan, trạm Nam Hải Vân cách trạm Bắc Hải Vân khoảng 12 km) thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn Dự án đầu tư xây dựng hầm Đèo Cả (hạng mục hầm Hải Vân).

Như vậy, trong 73 trạm BOT, có 17 trạm có những bất cập về vị trí đặt trạm, cần có giải pháp xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...