Hơn 5.000 người mất tích, hơn 1.7000 người chết tại Indonesia sau thảm hoạ kép

Công tác cứu trợ tại Indonesia hiện nay vẫn đang được tích cực triển khai để dường như chạy đua với thời gian nhằm giải thoát được lượng lớn người dân vẫn còn đang chìm trong đống đổ nát. Trong khi đó
Hơn 5.000 người mất tích, hơn 1.7000 người chết tại Indonesia sau thảm hoạ kép

Hiện, Indonesia đã tìm được 1.763 thi thể sau khi trận động đất và sóng thần tấn công đảo Sulawesi vào ngày 28/9 nhưng thảm hoạ này đã nhấn chìm và phá huỷ quá nhiều khu vực trong đó, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thành phố Palu là làng Petobo và Balaroa.

Cho đến nay, Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia cho rằng, số lượng người chết trong thời gian tới có thể sẽ tăng thêm vài ngàn người và vẫn còn hơn 5.000 người mất tích sau thảm họa kép này.

Các quan chức Indonesia vẫn đang cố gắng xác minh thông tin và thu thập dữ liệu về những người mất tích nhưng sẽ không dễ dàng để có được con số thống kê chính xác về số người bị mắc kẹt dưới bùn đất và sông hồ.

Các hoạt động tìm kiếm những người mất tích sẽ tiếp tục được thực hiện cho tới ngày 11/10. Sau ngày đó, số lượng người không thể tìm thấy sẽ được coi như đã chết.

Hy vọng tìm ra những người may mắn sống sót sau 10 ngày xảy ra thảm họa ngày càng trở nên mong manh với lực lượng cứu hộ do thảm hoạ kép đã khiến địa hình thay đổi, tạo nên những vùng trũng và thậm chí là san phẳng nhiều khu vực. 

Hiện, số lượng người chết do thảm hoạ đã vượt xa con số dự đoán của giới chức trách Indonesia cách đây 10 ngày. Vào thời điểm đó, các quan chức Indonesia cho rằng, chỉ có khoảng 1.000 người bị chôn nấp dưới những đống đổ nát ở thành phố Palu.

Chính phủ Indonesia đang cân nhắc ra thông cáo về những khu vực bị san phẳng sau thảm họa ở Palu là những mồ chôn tập thể để người dân không lại gần.

Công tác cứu trợ nhân đạo cũng đang được tích cực triển khai. Hàng loạt máy bay chở hàng cứu trợ đã hạ cánh thường xuyên xuống thành phố Palu để binh sĩ dỡ hàng hóa xuống các xe tải hoặc trực thăng chuyển tới vùng gặp nạn. Hơn 82.000 quân nhân cùng nhân viên dân sự và người tình nguyện tham gia nhiệm vụ phân phát cũng như chuyển hàng cứu trợ tới những khu vực bị chia cắt sau thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…