Việt Nam sẽ có khu hành chính – kinh tế đặc biệt để tăng cường thu hút vốn đầu tư

Việt Nam đang cần một mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới với nhiều ưu thế vượt trội để đáp ứng nhu cầu thu hút vốn đầu tư. Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đang được cơ quan chức
Việt Nam sẽ có khu hành chính – kinh tế đặc biệt để tăng cường thu hút vốn đầu tư

Ban soạn thảo cho rằng, mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt dự kiến xây dựng ở Việt Nam là sự kết hợp giữa mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc và mô hình đặc khu hành chính, đặc khu kinh tế được phát triển ở Hàn Quốc. Đây có thể được coi là một khu kinh tế - xã hội tổng hợp, trong đó, áp dụng một khung pháp lý đặc thù về quản lý kinh tế và quản lý hành chính nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, hiện mô hình này mới đang trong quá trình soạn thảo và chưa rõ mô hình này có thể mở đến đâu. Song cơ quan soạn thảo cho rằng, để thúc đẩy phát triển mô hình này, các quốc gia đều áp dụng đa dạng cơ chế đặc thù về kinh tế - xã hội và hành chính như hỗ trợ ngân sách nhà nước, áp dụng miễn, giảm các loại thuế, tiền thuê đất, thời gian thuê đất, thuê hạ tầng, miễn thị thực visa, chính sách đăng ký kinh doanh, hải quan, thuế thuận lợi... Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý đặc khu kinh tế đều được giao thẩm quyền mạnh mẽ theo hướng “một cửa, tại chỗ”.

Hiện, Việt Nam đã áp dụng các mô hình như: Khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế; khu công nghệ thông tin tập trung và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm hút vốn đầu tư.... Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các khu này đã đóng góp lớn vào phát triển kinh tế thông qua việc đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh; thu hút được lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sản xuất - kinh doanh; thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút được 473 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 7,3 tỷ USD; 385 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho hơn 139 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 114.000 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam hướng tới phát triển các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng lợi thế cạnh tranh của các mô hình đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc phát huy các lợi thế về quy mô, hình thành các khu sản xuất tập trung với các cơ sở sản xuất bên trong có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư thông qua mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế đến thời điểm này đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó thu hút vốn đầu tư có chất lượng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đó là, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa phát huy được vai trò đầu mối để thực hiện cải cách hành chính “một cửa tại chỗ”.

Ưu đãi đầu tư cho các khu kinh tế đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hấp dẫn; việc huy động các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các khu kinh tế còn khó khăn; các mối liên kết kinh tế trong phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế chưa rõ ràng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...