Kho bạc Nhà nước sẽ bơm khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường

KBNN dự kiến có tổng cung khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường trong quý 2 này; tuy nhiên quy mô thực tế còn ở phía trước và tùy thuộc vào sự hấp thụ của các ngân hàng thương mại.
Kho bạc Nhà nước sẽ bơm khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong quý 2/2022, theo hướng tăng lên so với dự kiến trước đó.

Cụ thể, tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong quý 2 theo đó là 73.470 tỷ đồng, tăng đáng kể so với quy mô dự kiến 67.027 tỷ đồng công bố trong tháng 4 vừa qua.

Mức điều chỉnh cũng là quy mô lớn đáng chú ý kể từ khi đầu mối này bắt đầu triển khai giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong gần một năm trở lại đây (sau khi có cơ chế và hướng dẫn từ cuối năm 2020).

Lý do KBNN mua lại có kỳ hạn TPCP là để cân đối nguồn ngân quỹ nhàn rỗi và cân đối chi phí ngân sách. Mặt khác tạo một nguồn tái tạo vốn ra thị trường chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Do nguồn tái tạo này không lớn mà quy mô dự kiến tăng lên nói trên cũng đáng chú ý khi nền kinh tế bước vào mùa cao điểm sản xuất kinh doanh nửa cuối năm.

Song song, trong tuần thứ hai của tháng 5 này, KBNN đã trở lại thực hiện giao dịch chào mua ngoại tệ đợt 3 với khối lượng lên tới 200 triệu USD qua hình thức giao dịch giao ngay với các ngân hàng thương mại (trong đợt chào mua này, tỷ giá USD/VND có diễn biến tăng khá mạnh).

Như vậy, với các kế hoạch trên, KBNN dự kiến có tổng cung khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường trong quý 2 này; quy mô thực tế còn ở phía trước và tùy thuộc vào sự hấp thụ của các ngân hàng thương mại.

Trong bối cảnh lãi suất VND có xu hướng tăng lên, cũng như bật lại trên thị trường liên ngân hàng gần đây, nguồn tiền cung ứng dự kiến ở các kênh trên là một yếu tố góp phần bình ổn nhất định.

Trước đó, vào cuối năm 2021, KBNN đã liên tiếp có các đợt chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại với quy mô khá lớn, với các đợt từ 300-350 triệu USD…

Xem thêm

Đề xuất bơm vốn cho nhóm Big4 ngân hàng

Đề xuất bơm vốn cho nhóm Big4 ngân hàng

Theo NHNN, vốn điều lệ các NHTM Nhà nước tăng không tương xứng với vai trò, vị thế đã hạn chế năng lực trong việc mở rộng tín dụng và ảnh hưởng đến vai trò dẫn dắt, điều tiết thị trường của của các ngân hàng này.

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…