Khởi động dự án “New Eximbank” để tái cấu trúc ngân hàng

Dự án “New Eximbank” nhằm tái cấu trúc và định hướng chiến lược phát triển Eximbank giai đoạn 2016-2020 sẽ được công bố trong ĐHCĐ thường niên ngày 21/4 tới.
Khởi động dự án “New Eximbank” để tái cấu trúc ngân hàng

Dự án “New Eximbank” được xây dựng và triển khai trong vòng 24 tháng, đã được khởi động từ ngày 5/12/2016. Mục tiêu là đưa Eximbank giành lại vị thế dẫn đầu thị trường về Tài chính Thương mại, tăng cường năng lực giải pháp cũng như xây dựng được cơ sở khách hàng vững chắc gồm các tập đoàn lớn và FDI. Dự án này được kỳ vọng sẽ đem lại thay đổi tích cực cho Eximbank, mang lại giá trị cho nhân viên, cổ đông và khách hàng.

Ban quản lý dự án gồm 2 Phó tổng giám đốc Eximbank: ông Moriwaki Yukata và ông Nguyễn Quốc Hương cùng đội ngũ nhân sự chủ chốt và bao quát trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Exmbank có Văn phòng Quản lý Dự án (PMO) theo dõi tiến độ của tất cả các tiểu dự án trong khi tham gia sâu vào một số tiểu dự án quan trọng. PMO báo cáo cho Ban chỉ đạo để dự án "New Eximbank" hoàn toàn phù hợp với mục tiêu dài hạn của Eximbank.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Eximbank tập trung vào những cải tiến đáng kể về năng suất lao động, hiệu quả về chi phí, thời gian xoay vòng của qui trình, và ngân hàng kỹ thuật số. Ngân hàng thay đổi toàn bộ tổ chức để Hội sở hỗ trợ đơn vị kinh doanh hiệu quả hơn và tăng cường khả năng phát triển các chiến lược, hướng đến thiết lập hệ thống nhân sự công bằng và minh bạch để khuyến khích nhân viên.

Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Eximbank sa sút nghiêm trọng, nhất là từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra đột xuất Eximbank và phát hiện nhiều vấn đề tồn đọng, sai phạm trong hoạt động cho vay, đầu tư vốn… Cơ quan kiểm toán cũng kiểm toán số liệu tài chính khiến cho lợi nhuận “bốc hơi”, chuyển từ lãi thành lỗ lớn. Đến cuối 2015 ngân hàng bị lỗ luỹ kế tới 817 tỷ đồng.

Theo BCTC kiểm toán 2016 vừa công bố, lợi nhuận sau thuế của Eximbank đạt 308,9 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến 31/12/2016 vẫn còn lỗ 463 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Eximbank đạt 128.801 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,2% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 85.824 tỷ đồng, huy động đạt 102.351 tỷ đồng, đều tăng rất thấp so với năm trước. Năm 2016, Eximbank đã bán nợ xấu cho VAMC với dư nợ trái phiếu 7.029,5 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng 1.400,5 tỷ đồng). Dư nợ xấu đến cuối năm 2016 vẫn còn khá cao chiếm 2.560 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,95% dư nợ, tăng so với mức 1,86% cuối năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 đã có thời điểm tăng lên mức kỷ lục là 5,3% vào cuối quý II.

Các chỉ số tài chính được duy trì ở ngưỡng an toàn, cụ thể: tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Eximbank là 53,23%. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 79,23%. Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất là 17,12%.

Năm 2017 Eximbank tiếp tục đặt mục tiêu kinh doanh thận trọng, gồm:

lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với kết quả thực hiện năm 2016. Tổng tài sản tăng trưởng lên 150.000 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 120.000 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng đạt 108.875 tỷ đồng, tăng trưởng 14%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

Thu Hằng

>> Eximbank dự kiến bán toàn bộ 165 triệu cổ phiếu Sacombank

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...