Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - “Lá phổi xanh” của TP.HCM

Cần Giờ - Ốc đảo xanh trong lành của TP.HCM, địa chỉ đỏ trong sách bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới.

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Rừng ngập mặn Cần Giờ phủ một màu xanh tươi tốt

Qua hơn 20 năm được UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới, rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn phủ một màu xanh tươi tốt. Ngày nay, rừng ngập mặn là điểm đến hấp dẫn du khách yêu thích dã ngoại, muốn được khám phá hệ sinh thái phong phú và đa dạng.

Ảnh: Phạm Cường

Ảnh: Phạm Cường

Rừng ngập mặn Cần Giờ có hơn 150 loài thực vật như: bần trắng, mấm trắng, đước đôi, dừa lá, bần chua, sú…

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ gồm một quần thể các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh. Được biết, rừng ngập mặn Cần Giờ có hơn 150 loài thực vật như: bần trắng, mấm trắng, đước đôi, dừa lá, bần chua, sú…

Sở dĩ, hệ thực vật nơi đây phong phú là nhờ vị trí địa lý đặc biệt. Hàng năm rừng ngập mặn nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều.

Về động vật: khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh có 70 loài; khu hệ cá có 137 loài, khu hệ chim có 130 loài, khu hệ thú có 19 loài, khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát…

Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà…

Ảnh: Phạm Cường

Đàn khỉ đuôi dài.

Với sự đa dạng về hệ động - thực vật, rừng ngập mặn Cần Giờ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, “lá phổi xanh” làm sạch không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Giáo sư khoa học trái đất Cyril Marchand thuộc Đại học New Caledonia nhận xét: "Hạn chế xói lở bờ biển là vai trò chính của rừng ngập mặn liên quan đến biến đổi khí hậu. Cần Giờ có thể bảo vệ TP.HCM trước nước biển dâng, tốc độ bồi lắng trong rừng ngập mặn cao nên có khả năng rừng ngập mặn sẽ theo kịp mực nước biển dâng”.

Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới.

Nguồn: Internet

Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm định hướng công tác quản lý tài nguyên rừng, hướng đến phát triển bền vững, gia tăng diện tích rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Điều này góp phần thiết lập được một bức tường “xanh” lâu dài, vững chắc giúp thành phố ứng phó với sự biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ được thành phố quy hoạch phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với sự hoàn thiện về hệ thống cầu, đường bộ, kênh mương, lối đi trong rừng. Những điều này đem đến sự thuận tiện và trải nghiệm du lịch thoải mái cho du khách.

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Toàn cảnh thị trấn Cần Thạnh

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Xã đảo Thạnh An

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Tuyến xe buýt Lý Nhơn

Dịp cuối tuần, hay những kỳ nghỉ lễ, bỏ qua sự bộn bề, náo nhiệt của đô thị, du khách có thể tìm về rừng ngập mặn Cần Giờ - vùng ngoại ô lý tưởng của thành phố và tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong lành.

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Đường vào khu di tích rừng Sác

Du khách sẽ được ngồi thuyền máy len lỏi vào sâu rừng ngập mặn, đi qua màu xanh bạt ngàn của rặng bần, đước với những bộ rễ hình dáng độc lạ, cuồn cuộn nổi trên mặt nước. Chiều đến ngắm cảnh hoàng hôn, hay bắt gặp từng đàn cò trắng bay về tổ…

Ảnh: Phạm Cường

Khám phá khu sinh thái rừng ngập mặn, du khách sẽ được đặt chân đến chiến khu rừng Sác nổi tiếng, ngắm nhìn những chú khỉ tinh nghịch trên Đảo Khỉ, ngồi thuyền máy đi tham quan Đầm Dơi tại Vàm Sát, hay lên tháp Tang Bồng cao 28m để thu vào tầm mắt toàn cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ.

Ảnh: Phạm Cường

Du lịch sinh thái gắn với hoạt động khám phá rừng ngập mặn.

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Cầu Rạch Đôn

Ảnh: hochiminh.gov.vn

Khu quản lý rừng sinh quyển

Có thể bạn quan tâm