“Tôi cười cùng voi, tôi ngừng cưỡi voi”
Trước đó, ngày 9/2 đại diện Chi nhánh Du lịch và Khách sạn Biệt Điện (Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk) ra thông báo cho biết về việc dừng hoạt động cưỡi voi tại Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn kể từ ngày 10/2/2023.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Đắk Lắk về lộ trình dừng dịch vụ cưỡi voi trong hoạt động kinh doanh du lịch để bảo tồn đàn voi nhà của tỉnh, chuyển dần sang mô hình du lịch voi thân thiện, Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk đã quyết định dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ cưỡi voi tại Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn. Từ đó đến nay, Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn là đơn vị tiên phong và duy nhất của tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc ngưng hoạt động này.
“Việc ngừng dịch vụ cưỡi voi là hợp với xu thế du lịch nhân văn, giúp vui Đắk Lắk có thể duy trì được sức khỏe. Dịch vụ này cực kỳ quan trọng đối với chủ trương bảo tồn đàn voi nhà của UBND tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên nhìn nhận một cách thực tế, phần đa hiện nay voi Đắk Lắk được thuần hóa và nuôi dưỡng bởi người dân địa phương. Vậy nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc vận động chú voi ngưng tham gia cung cấp dịch vụ cưỡi voi, mà không giúp các chú voi có nguồn thu nhập khác ngoài cưỡi voi đủ để chăm sóc sức khỏe cho và kế sinh nhai cho gia đình chọ thì tính khả thi của việc ngưng cưỡi voi sẽ không được lâu bền”. Ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Simexco Đắk Lắk cho hay.
Do đó, từ ngày 10/2, Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn đồng thời triển khai các dịch vụ du lịch voi thân thiện như: chụp ảnh cùng voi, cho voi ăn, tắm cùng voi,… với mong muốn sớm mang lại nguồn thu nhập đủ tốt cho chủ voi, nài voi nhằm giúp họ an tâm và tin tưởng vào chủ trương đúng đắn này.
“Sau khi thông tin ngưng hoạt động cưỡi voi tại Buôn Đôn, lượng khách du lịch đến với Buôn Đôn đã giảm mạnh. Việc này khiến cho hoạt động du lịch voi thân thiện hiện chưa tiếp cận được đến nhiều du khách, gây ra nguy cơ mất an toàn thu nhập, làm ảnh hưởng mạnh đến đời sống của gia đình chủ voi, dẫn đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho voi Buôn Đôn sẽ không được đảm bảo. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc tuyên truyền cho người dân địa phương và du khách đến với Đắk Lắk nói chung, Buôn Đôn nói riêng về “dịch vụ voi thân thiện” là cấp thiết, nhằm giúp chủ trương và hoạt động ngưng cưỡi voi, bảo tồn voi Buôn Đôn được duy trì lâu dài”. Ông Lê Đức Huy thông tin thêm.
Với mô hình du lịch thân thiện với voi, du khách được trải nghiệm khi được đến tận nơi, vào rừng để ngắm voi, tìm hiểu kiến thức về voi. Đến đây, du khách cũng có thể tìm thấy dấu chân voi, dấu vết tìm thức ăn. Đặc biệt, khi du lịch du khách cũng có thể tìm hiểu về hệ động thực vật của VQG Yók Đôn, xem những cây thuốc của đồng bào địa phương thường sử dụng, thưởng thức bữa trưa theo kiểu dã ngoại.