Khử khuẩn tiền trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước

Theo văn bản của NHNN, các tổ chức tín dụng cần thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ. Loại tiền cũ được nộp về NHNN phải được phun thuốc khử khuẩn và lưu giữ trước khi chi ra.
Khử khuẩn tiền trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thống đốc Lê Minh Hưng vừa yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành ngân hàng quán triệt toàn thể cán bộ và tổ chức triển khai một số nội dung, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch trong hệ thống. 

Đối với công tác phát hành kho quỹ, Thống đốc chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch trong giao dịch tiền mặt như đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, trang bị chu đáo nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế, găng tay và bảo hộ lao động… cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt. 

Các đơn vị thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ. Loại tiền cũ khi các TCTD, Kho bạc Nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn (bó, bao) và được lưu giữ một thời gian nhất định trước khi chi ra tùy thuộc vào khả năng cân đối của từng NHNN chi nhánh. Căn cứ tình hình tiền mặt trên địa bàn, có thể sử dụng lượng tiền mặt dự trữ trong kho tiền (loại tiền mới in, nhất là các loại mệnh giá nhỏ) để cung ứng cho các TCTD. Trường hợp tiền mới không đủ thì sử dụng tiền đã qua sử dụng và đã được khử khuẩn tại kho. Báo cáo NHNN (qua Cục Phát hành kho quỹ) những khó khăn, vướng mắc phát sinh để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các máy giao dịch tự động (ATM). Ngân hàng có biện pháp vệ sinh khử trùng tiền mặt (bó, bao) thu về trước khi nhập kho cuối ngày hoặc trước khi nộp về NHNN. Trường hợp lượng tiền mặt tồn kho nhiều, chi nhánh các TCTD sau khi khử khuẩn có thể lưu giữ tại kho một thời gian nhất định trước khi xuất tiền chi ra cho khách hàng.

Các đơn vị trang bị khẩu trang y tế, găng tay, nước rửa tay sát khuẩn và bảo hộ lao động… cho nhân viên giao dịch trực tiếp tiếp xúc với tiền mặt tại các điểm giao dịch của TCTD và tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, góp phần hạn chế các nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường các hoạt động online trong các quy trình, thủ tục giao dịch tiền tệ, tín dụng, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để hạn chế đi lại và khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.

Xem thêm

NHNN cho hệ thống tín dụng tái cơ cấu nợ

NHNN cho hệ thống tín dụng tái cơ cấu nợ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...