NHNN đã rút hơn 100.000 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp thực hiện nghiệp vụ phát hành tín phiếu để hút bớt tiền trong hệ thống ngân hàng.
NHNN đã rút hơn 100.000 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng

Theo ghi nhận kết quả đấu thầu thị trường mở, kể từ đầu tuần đến hết ngày 19/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về tổng cộng gần 15.000 tỷ đồng.  Cụ thể, trong 3 ngày từ 17-19/2, NHNN đã hút về hơn 4.999 tỷ đồng mỗi ngày qua kênh tín phiếu.

Lượng tín phiếu này có kỳ hạn 91 ngày, lãi suất 2,65%/năm.  Theo đó, tính đến nay, tổng khối lượng NHNN hút bớt về qua kênh tín phiếu tính từ đầu năm đã vượt con số 100.000 tỷ đồng.

Việc NHNN liên tục hút ròng trong thời gian gần đây cho thấy thanh khoản hệ thống đang trong trạng thái dồi dào do sau Tết Nguyên đán người dân có xu hướng gửi tiết kiệm số tiền dư thừa.

Ngoài ra, theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, việc NHNN tăng cường hút ròng còn nhằm mục đích kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại. 

Trước đó, tại hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 30/12/2019, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, năm 2019 đã mua vào 20 tỷ USD, đưa xấp xỉ 500.000 tỷ vào nền kinh tế nhưng bảo đảm sự điều tiết, không gây tác động đến lạm phát.

Tuy nhiên, trong quý IV/2019, thị trường ghi nhận là quãng thời gian NHNN không sử dụng tín phiếu để điều tiết, hút bớt lượng tiền cung ứng đó.

Trước đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc cơ quan quản lý tăng lượng hút tiền nhằm mục đích kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại.

Cũng theo báo cáo về tuần hoạt động gần nhất của ngân hàng (10-14/2), lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam trên thị trường hiện phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng.

Các gói tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng có lãi suất 4,3-5%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng phổ biến ở 5,3-7%/năm; và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.

Những mức lãi suất này có xu hướng ổn định từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, lãi suất huy động bằng USD vẫn được áp mức 0%/năm.

Ở chiều cho vay, lãi suất vay bằng tiền Đồng hiện phổ biến ở mức 6-9%/năm với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 3-6%/năm.

Trên thị trường liên ngân hàng, với các giao dịch bằng tiền Việt lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần qua đã giảm ở các kỳ hạn so với tuần liền trước.

Trong đó, lãi suất bình quân các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt là 0,6%, 0,22% và 0,5% xuống mức 2,17%, 2,4% và 3,01%/năm. Với các khoản vay liên ngân hàng kỳ hạn 6 và 9 tháng, lãi suất cũng lần lượt ở mức 4,74% và 5,63%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...