Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 480 tỷ USD năm 2018

Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2018 đạt thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dự năm 2017...
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 480 tỷ USD năm 2018

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017.

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu thống kê sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018.

Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017.

Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 313,21 tỷ USD, tăng 11,7% (tương ứng tăng 32,83 tỷ USD) so với năm 2017. Còn trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 166,96 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 19,22 tỷ USD) so với năm 2017.

Tính chung, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 đạt mức thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dư của năm 2017.

Cụ thể hơn, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến hết tháng 12/2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tương ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong năm 2018 của nhóm các doanh nghiệp FDI lên 171,53 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 18,98 tỷ USD) so với năm trước, chiếm 70,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất năm 2018 là điện thoại, dệt may, máy vi tính, máy móc, giày dép, gỗ, thủy sản...

Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 23,68 tỷ USD) so với năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2018 của các doanh nghiệp FDI lên đến 141,68 tỷ USD, tăng 10,8% (tương ứng tăng 13,84 tỷ USD) so với năm 2017, chiếm 59,9% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Một số nhóm hàng nhập khẩu nhiều trong năm 2018 là máy vi tính, máy móc, điện thoại, vải, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, xăng dầu...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 10/5, Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn không khỏi tự hào về việc hầu hết các đề xuất, kiến nghị của HBA gửi lên Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo đột phá phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được đưa vào nghị quyết 68 mang tính đột phá của Bộ Chính trị…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...