Lãi trước thuế quý 3 của VietABank tăng 51%, nợ có khả năng mất vốn chiếm 93% nợ xấu

Trong quý 3/2022, nguồn thu chính của VietABank đi lùi 9% so với cùng kỳ khi chỉ thu về hơn 321 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Tuy nhiên, Ngân hàng chỉ trích gần 19 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, do đó lãi trước thuế quý 3 thu về gần 191 tỷ đồng.
Lãi trước thuế quý 3 của VietABank tăng 51%, nợ có khả năng mất vốn chiếm 93% nợ xấu

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) báo lãi trước thuế quý 3 gần 191 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước nhờ giảm mạnh 87% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Tính riêng trong quý 3, nguồn thu chính của VietABank đi lùi 9% so với cùng kỳ khi chỉ thu về hơn 321 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư sụt giảm, các nguồn thu ngoài lãi khác lại tăng trưởng mạnh. Lãi từ dịch vụ gấp 5.9 lần (gần 26 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 3.4 lần (gần 3.7 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác tăng 95% (gần 37 tỷ đồng).

Cộng thêm việc chi phí hoạt động trong quý tăng 20% (187 tỷ đồng), nên lợi nhuận thuần từ hoạt động động kinh doanh giảm 21% so cùng kỳ, chỉ còn thu được hơn 209 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quý này VietABank chỉ trích gần 19 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (-87%), do đó ngân hàng này thu về gần 191 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 51% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, nguồn thu chính vẫn tăng trưởng âm, tuy nhiên do Ngân hàng giảm trích lập dự phòng đến 85% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 33 tỷ đồng, do đó VietABank thu được gần 810 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 55%.

Trong năm 2022, VietABank đặt mục tiêu 1,158 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy ngân hàng đã thực hiện được 70% chỉ tiêu sau 9 tháng.

Nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm 93% tổng nợ xấu.

Tính đến cuối quý 3, quy mô tổng tài sản của VietABank thu hẹp 10% so với đầu năm, chỉ còn 90,998 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 19% (còn 1,901 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 64% (còn 8,092 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 13% (61,493 tỷ đồng)…

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng giảm 2% (còn 66,025 tỷ đồng). Đáng chú ý, thời điểm cuối quý 3 phát sinh các khoản nợ Chính phủ và NHNN gần 865 tỷ đồng do vay chiết khấu các giấy tờ có giá của NHNN. Phát hành giấy tờ có giá giảm 50% còn 950 tỷ đồng, do đầu năm ghi nhận 882 tỷ đồng giấy tờ có giá kỳ hạn trên 5 năm, trong khi cuối quý 3 không còn.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của VietABank âm 15,119 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ âm 4,470 tỷ đồng. Nguyên nhân do kỳ này giảm thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự, tăng cho vay khách hàng, giảm tiền gửi khách hàng, tăng các khoản nợ Chính phủ…

Trong khi đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư chuyển từ âm 26 tỷ đồng cùng kỳ chỉ còn âm gần 8 tỷ đồng kỳ này. Kết quả, dòng tiền thuần từ âm 4,496 tỷ đồng cùng kỳ năm trước sang âm 15,127 tỷ đồng kỳ này.

Tại ngày 30/09/2022, tổng nợ xấu của VietABank giảm 7% so với đầu năm, ghi nhận gần 957 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn dù giảm nhẹ 2%, nhưng chiếm đến 891 tỷ đồng, tương đương 93% tổng nợ xấu. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1.89% đầu năm xuống còn 1.56%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thiệt hại từ bão Yagi, Bảo hiểm Agribank báo lỗ hơn 20 tỷ đồng

Thiệt hại từ bão Yagi, Bảo hiểm Agribank báo lỗ hơn 20 tỷ đồng

Nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ 20 tỷ đồng trong quý 3 của ABIC là do thiệt hại từ cơn bão số Yagi. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty đã chịu tác động nặng nề khi lãi thuần từ hoạt động này giảm tới 57%, chỉ còn 73,1 tỷ đồng...

Chứng khoán BSC: Định giá cổ phiếu ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng tăng trưởng

Chứng khoán BSC: Định giá cổ phiếu ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng tăng trưởng

BSC cho rằng triển vọng tăng trưởng năm tới vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu khi nhiều ngân hàng đang được định giá thấp hơn so với lịch sử. Nhà đầu tư nên tích lũy cổ phiếu ngân hàng cho chiến lược trung và dài hạn, ngay cả khi tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn chưa có đột phá...

Ông Nguyễn Vĩnh Tuyên, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank (thứ hai từ trái sang) tham dự ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Nam A Bank phát hành thẻ đồng thương hiệu với NAPAS và Mastercard

Thanh toán trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, với chỉ vài cú click chuột hoặc chạm nhẹ trên màn hình điện thoại, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm, thanh toán hóa đơn mà không cần phải đến các điểm giao dịch

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Tốc độ giảm doanh thu của khối bảo hiểm nhân thọ tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại. Những quy định mới được ban hành kỳ vọng sẽ "lành mạnh hóa" việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư, giúp ngành này đi đúng hướng, đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn...

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Sau hơn một thập kỷ hợp tác, Techcombank thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife. Quyết định này đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai của bancassurance. Với những thách thức đang hiện hữu, con đường phát triển của lĩnh vực này dường như vẫn còn rất mờ mịt...

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ