Nửa năm, VietABank báo lãi tăng 51%, tổng tài sản giảm gần 7%

6 tháng đầu năm, ngân hàng lãi trước thuế đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ, thực hiện 51,5% kế hoạch năm. Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản Ngân hàng giảm 7% so với đầu năm, chỉ còn gần 94,395 tỷ đồng.
Nửa năm, VietABank báo lãi tăng 51%, tổng tài sản giảm gần 7%

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank; UPCoM: VAB ) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với thu nhập lãi thuần đạt 441,2 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2021. Hoạt động dịch vụ báo lãi 23 tỷ đồng, tăng 72%. Mảng kinh doanh ngoại hối lãi 2,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 3,5 tỷ đồng.

Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 370 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 28,1 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư lãi 4,6 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với cùng kỳ. Hoạt động khác cũng ghi nhận lãi giảm 43,7% xuống còn 35,1 tỷ đồng.

Quý II, ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 33,7 tỷ đồng, giảm 60%. Sau khi trừ đi chi phí hoạt động hơn 188 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ), ngân hàng báo lãi trước thuế 258 tỷ đồng, giảm 4,5%. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 141,4 tỷ đồng giảm 26% so với quý II/2021.

VietABank cho biết lợi nhuận sau thuế quý II thấp hơn so với cùng kỳ là do quý II/2021 ghi nhận lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh trái phiếu Chính phủ, bên cạnh đó cũng trong quý II/2021 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận thuần từ xử lý bán một số tài sản nhận gán trừ nợ ở các giai đoạn trước.

Ngoài ra, chi phí quản lý của quý II tăng so với cùng kỳ là do thời điểm quý II/2021 dịch bệnh Covid-19 phức tạp, ngân hàng đã tăng cường tiết giảm chi phí. Việc chi phí hoạt động tăng cũng làm giảm lợi nhuận thực hiện.

Lũy kế 6 tháng, lãi trước thuế đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ, tương đương 51,5% kế hoạch năm.

Tính đến 30/6, tổng tài sản ghi nhận 94.394 tỷ đồng, giảm 6,6% so với đầu năm. Tiền mặt giảm 26%, xuống còn 295,5 tỷ đồng, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước giảm 38% xuống còn 1.444 tỷ đồng, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng giảm 33% xuống còn 15.275 tỷ đồng.

Chất lượng nợ vay có lẽ là điểm sáng duy nhất khi tổng nợ xấu tại ngày 30/06/2022 giảm 2% so với đầu năm, chỉ còn 1,006 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1.89% đầu năm xuống còn 1.73%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu 58,8% lên hơn 65%.

Tiền gửi khách hàng giảm 2,1% so với đầu năm, xuống còn 66.290 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá giảm 18%, còn 1.540 tỷ đồng. Quỹ tổ chức tín dụng tăng 35% lên 374 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 35% còn 1.077 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...