Lâm Đồng: Lập Ban quản lý dự án để đẩy nhanh tiến độ 2 đoạn cao tốc qua TP.Bảo Lộc

Sở GTVT Lâm Đồng cho biết: UBND tỉnh vừa thành lập Ban Quản lý dự án giao thông trực thuộc tỉnh (Ban QLDAGT), trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc Sở GTVT nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.
Lâm Đồng phấn đấu khởi công 2 tuyến cao tốc qua TP.Bảo Lộc vào cuối năm 2022
Lâm Đồng phấn đấu khởi công 2 tuyến cao tốc qua TP.Bảo Lộc vào cuối năm 2022

Ông Nguyễn Thanh Chương, Phó Giám đốc Sở GTVT được Chủ tịch UBND tỉnh điều động và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban QLDAGT và ông Trần Văn Hiệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Ban QLDAGT.

Ban QLDAGT có nhiệm vụ chủ động phối hợp với các nhà đầu tư lập dự án và các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương và phấn đấu khởi công 2 đoạn cao tốc này vào cuối năm 2022.

Được biết, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km, chia thành 3 đoạn đầu tư. Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 đoạn, gồm: Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương dài 140km. Đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ Giao thông vận tải phụ trách.

Đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66,3km (khoảng 55 km nằm trên địa bàn Lâm Đồng, còn lại thuộc Đồng Nai), nằm trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Dự áɴ quy mô 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, tổng mức đầu tư hơn 16.220 tỉ đồng, đầu tư theo phương thức PPP có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của nhà nước.

Đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương dài 73,64km, kinh phí cho giai đoạn 1 hơn 12.532 tỉ đồng (theo hình thức PPP), trong đó vốn ngân sách khoảng 4.000 tỉ đồng.

Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế Đông Nam bộ và Tây Nguyên, giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang - Đà Lạt - TP.HCM, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...