Lạng Sơn: 12 người thương vong, thiệt hại hơn 550 tỷ đồng do bão số 3

Tính đến 17 giờ ngày 9/9/2024, tỉnh Lạng Sơn có 12 người thương vong, thiệt hại về tài sản trị giá hơn 550 tỷ đồng do bão số 3 gây ra...

Hiện trường nhà dân bị sụp đổ, khiến 1 người dân bị chết ở Lâm Ca (huyện Chi Lăng)

Hiện trường nhà dân bị sụp đổ, khiến 1 người dân bị chết ở Lâm Ca (huyện Chi Lăng)

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, tính đến 17 giờ ngày 9/9/2924, trên địa bản tỉnh có 2 người chết do sạt lở đất làm sập nhà và đuối nước, 10 người bị thương do bão số 3 gây ra.

THIỆT HẠI NẶNG DO BÃO SỐ 3

Đồng thời, có 7.183 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, bao gồm 2.251 hộ bị tốc mái; 282 nhà bị cây đổ vào nhà và do sạt lở đất; 4.254 nhà bị ngập nước; 396 nhà bị hư hỏng công trình phụ (đổ tường, tốc mái, cây đổ …). Ngoài ra, còn 26 công trình khác bị thiệt hại như Trụ sở Công an xã; nhà văn hóa thôn; Trường học và điểm bưu điện xã,...

Về nông, lâm nghiệp, hơn 6.490 ha bị ảnh hưởng. Trong đó có 4.495 ha lúa; 1.393 ha màu; 603 ha cây công nghiệp, trên 1.000 cây hồng bị gãy đổ…, trên 2.278 ha bị ảnh hưởng.

Về giao thông, đối với tuyến Quốc lộ 43 vị trí tại QL.1B, QL.4A, QL.279, QL 3B bị cây đổ xuống đường đã được xử lý thông tuyến; một số điểm ngập lớn ảnh hưởng đến việc lưu thông và do sạt lở đất.

Đặc biệt, theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn cảnh báo: Ngày và đêm 11/9 ở các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, có nơi mưa to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1.

Dự báo tác động của mưa lớn: Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Mực nước trên sông Kỳ Cùng hiện nay dưới báo động II; sông Trung 21,0m (trên báo động III 2,0m lúc 14h); sông Bắc Giang 189,53m (trên báo động III 1,53m lúc 14h).

Đối với tuyến đường tỉnh có 75 vị trí bị ngập úng; nhiều vị trí bị cây đổ xuống đường đã được xử lý thông tuyến; đối với một số vị trí sạt lở taluy dương đã cử nhân lực cảnh báo và triển khai các biện pháp thông tuyến.

Trên 193 vị trí giao thông tuyến huyện bị sạt lở đất, cây đổ ra đường và một số đoạn do ngập úng, nhiều điểm đã được thông tuyến. Ngoài ra mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ và chia cắt với tổng số là 138 điểm tại địa bàn các huyện, thành phố.

Về công nghiệp, có 45 cột điện cao thế và hạ thế bị gãy, đổ, chủ yếu là các cột hạ thế; một số cột thông tin liên lạc bị ảnh hưởng.

Ước tính sơ bộ tổng thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tính đến 17 giờ ngày 9/9/2024 là trên 550 tỷ đồng.

TÍCH CỰC ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Trước thực trạng trên, Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn cho biết, địa phương đang tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh về triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai do hoàn lưu bão số 3.

Các lực lượng chức năng tích cực ứng phó, giúp người dân khắc phục sau bão

Các lực lượng chức năng tích cực ứng phó, giúp người dân khắc phục sau bão

Theo đó, sáng ngày 9/9/2024, UBND tỉnh Lạng Sơn đã thành lập 2 đoàn kiểm tra do ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn, cùng với các thành viên Ban chỉ huy đi kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả trên địa bàn huyện Tràng Định.

Ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn cùng với các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đi kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả trên địa bàn huyện Hữu Lũng; ... chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả do mưa lớn, lũ dâng cao trên sông Trung...

Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản, công điện chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các 2 huyện, thành phố nghiêm túc triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3 với tinh thần không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó với diễn biến mưa lớn trên địa bàn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các cơ quan truyền thông (Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn) tích cực tăng cường đưa các bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến của mưa lũ tiếp theo và tình hình thiệt hại trên địa bàn các huyện, thành phố để các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm tình hình, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn trực ban 24/24, thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết và tổng hợp các thiệt hại báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng thủ dân sự, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

Chủ tịch UBND, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố tiếp tục chủ động, rà soát, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra tại cơ sở, cùng với chính quyền địa phương chủ động lực lượng, vật lực để hỗ trợ, khắc phục hậu quả sau thiên tai một cách kịp thời có hiệu quả; Chỉ đạo các lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương di dời trên 4.1201 hộ bị ngập lụt, lũ, sạt lở, các khu vực nguy hiểm ra khỏi vị trí đảm bảo an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…