Lập ban chỉ đạo tinh gọn bộ máy Chính phủ trước 20/11, xây dựng phương án sắp xếp theo hướng đa ngành

Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11/2024...

Lập ban chỉ đạo tinh gọn bộ máy Chính phủ trước 20/11, xây dựng phương án sắp xếp theo hướng đa ngành

Đó là yêu cầu được nêu ra ở nghị quyết số 218 ngày 12/11 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

Theo đó, Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong. Việc này nhằm bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trong tháng 12/2024.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; khẩn trương tháo gỡ các "điểm nghẽn", "nút thắt" về pháp luật. Mục tiêu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

Trong đó, nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ nào chưa triển khai hoặc triển khai chưa có kết quả thì phải tập trung, khẩn trương triển khai, có giải pháp xử lý kịp thời, tháo gỡ các "điểm nghẽn", khơi thông các nguồn lực để phát triển.

Quán triệt quan điểm xây dựng pháp luật theo hướng vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".

Ưu tiên nguồn lực, xác định hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tập trung rà soát, chủ động phát hiện, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập...

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, ba chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược. Đặc biệt là những dự án có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái; tập trung nguồn lực cho các dự án liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, quốc tế...

Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia; thúc đẩy thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chủ động, tích cực phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia; cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đẩy mạnh phát triển các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới; tập trung xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp yếu kém, tồn đọng, kéo dài.

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường hơn nữa công tác chống lãng phí. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...