Logistics Việt Nam đã nghèo còn bị 'chèn ép“

Nhìn nhận thực tế cho thấy ngành logistics Việt Nam còn chậm phát triển, tuy số lượng doanh nghiệp tăng lên nhưng quy mô chất lượng chưa tương xứng.
Logistics Việt Nam đã nghèo còn bị 'chèn ép“

Đây là thực tế được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại Diễn đàn logistics Việt Nam 2017 do Bộ Công Thương và Bộ GTVT tổ chức ngày 15-12 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá ngành logistics Việt Nam vẫn còn quy mô vốn rất nhỏ bởi phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa tiếp cận công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu so với doanh nghiệp ngoại.

Trong khi đó, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã đạt trên 400 tỉ USD và còn tăng nhanh, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá nhanh thì không gian phát triển ngành dịch vụ logistics là còn rất lớn.

“Nếu chúng ta nhìn rộng ra hơn nữa, xét trên cả bình diện ASEAN thì tiềm năng phát triển logistics là rất lớn. Do đó, Nhà nước hết sức khuyến khích các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn lên để nắm bắt các cơ hội này. Về phía Chính phủ thì cũng sẽ có những hỗ trợ phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó biện pháp đầu tiên là tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp Việt Nam, tránh sự chèn ép thống lĩnh của các doanh nghiệp nước ngoài”- ông Tuấn Anh nhấn mạnh.


Đồng quan điểm, TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế, cho rằng cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics Việt Nam nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế, doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh thấp; chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang bị hạn chế về vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không quốc tế và các dịch vụ bên ngoài, vì thiếu hệ thống chung trên toàn thế giới.

Cộng đồng khoảng 1.300 doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ logistics chủ yếu là vừa và nhỏ, chỉ chiếm 25% thị phần và khoảng 72% lao động (lao động được đào tạo bài bản chỉ chiếm 5%-7%), hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam với một số phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng...

plo.vn/kinh-te/logistics-viet-nam-da-ngheo-con-bi- http://plo.vn/kinh-te/logistics-viet-nam-da-ngheo-con-bi-chen-ep-745495.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…