LPBank mới hoàn thành 61% kế hoạch năm, tỷ lệ nợ xấu cao nhất 5 năm

Kết thúc quý 3/2023, lũy kế lợi nhuận trước thuế và sau thuế của LPBank đạt lần lượt 3.687 tỷ đồng và 2.944 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, LPBank chỉ hoàn thành được 61% cho cả hai tiêu chí trên…

Sau 9 tháng, LPBank chỉ đạt 61% lợi nhuận năm.
Sau 9 tháng, LPBank chỉ đạt 61% lợi nhuận năm.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (mã chứng khoán: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với việc lợi nhuận trước thuế đã giảm đi 23% so với cùng kỳ (tương đương giảm 898 tỷ đồng).

Cụ thể, theo báo cáo của ngân hàng này, tại ngày 30/9, tổng tài sản của LPBank đạt mức 365.450 tỷ đồng, tăng gần 12% so với kết thúc 2022. Trong đó, việc tăng này nằm chủ yếu do tăng cho vay khách hàng, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng và tăng các khoản phải thu…

Cùng với đó, lượng vốn tăng tương ứng tài sản nằm tập trung trong việc thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá và từ các khoản nợ… Sau 9 tháng, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của ngân hàng này đã tăng từ 12,6 lần lên 12,8 lần và lượng nợ này đang ở mức 338.961 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, nợ xấu LPBank vọt lên mức 7.367 tỷ đồng, tương đương tăng 2,15 lần so với đầu năm, trong đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều tăng gấp đôi. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,46% của đầu năm lên 2,79%, đây cũng là mức cao nhất trong 5 năm qua của ngân hàng này.

Về tình hình hoạt động kinh doanh trong quý 3 của LPBank, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 8.080 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí lãi và các chi phí tương tự cũng tăng đến hơn 2.000 tỷ đồng khiến kết quả là thu nhập lãi thuần của LPBank chỉ còn 2.633 tỷ đồng, giảm gần 600 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Nếu tại quý 3/2022, LPBank thu về 341 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ, thì quý 3/2023 khoản này chỉ còn 247 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí dường như không đổi, dẫn đến lãi từ khoản này đã giảm đi 95 tỷ đồng và chỉ còn 164 tỷ đồng.

Mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại hối “thắng lớn” khi mang về đến 205 tỷ đồng (cùng kỳ là số âm) và các hoạt động khác cũng lời gần trăm tỷ, tuy nhiên việc chi phí hoạt động không giảm, cùng với các mảng kinh doanh chính thụt lùi dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro giảm từ 2.152 tỷ đồng vào quý 3/2022 xuống còn 1.773 tỷ đồng tại kết thúc quý 3/2023.

Nhờ vào việc trong quý 3/2023, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm đã giúp cho LPBank có được khoản lợi nhuận trước thuế và sau thuế không bị giảm và đạt lần lượt 1.241 tỷ đồng và 993 tỷ đồng. Nhưng, vì việc giảm trích lập dự phòng này chỉ giảm mạnh trong quý 3/2023 nên lũy kế 9 tháng 2023, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của LPBank đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ, và chỉ đạt lần lượt 3.687 tỷ đồng và 2.944 tỷ đồng.

Screen Shot 2023-10-23 at 12.12.44.jpg
Lũy kế lợi nhuận 9 tháng 2023 LPBank giảm 23% (898 tỷ đồng) cùng kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 được tổ chức vào tháng 5 vừa qua, LPBank đã đưa ra những mục tiêu cụ thể cho kế hoạch kinh doanh năm 2023. Trong đó, mục tiêu về lợi nhuận trước thuế và sau thuế được LPBank đưa ra phải đạt là 6.000 tỷ đồng và 4.800 tỷ đồng so với năm 2022. Như vậy có thể thấy, sau 9 tháng, LPBank mới chỉ đạt 61% cho cả 2 mục tiêu này.

Ngoài những số liệu đã được báo cáo ở trên, LPBank cũng cho biết, việc lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng 2023 bị giảm đến 23% so với cùng kỳ đến chủ yếu từ hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, do đó đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trong đó có ngành ngân hàng.

Thứ hai, thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, LPBank đã triển khai các chính sách, gói hỗ trợ lãi suất cho vay và giảm phí, lệ phí cho khách hàng, cũng làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Xem thêm

Hơn 140 triệu quyền mua cổ phiếu LPB của VNPost bị ế

Hơn 140 triệu quyền mua cổ phiếu LPB của VNPost bị ế

Buổi xác định kết quả thỏa thuận trực tiếp quyền mua cổ phiếu LPB của VNPost vào ngày 20/9/2023 đã không diễn ra không có nhà đầu tư đăng ký tham gia thỏa thuận trực tiếp hơn 140,5 triệu quyền mua cổ phiếu LPB của VNPost...

Nợ xấu phình to, ngân hàng ồ ạt thanh lý bất động sản

Nợ xấu phình to, ngân hàng ồ ạt thanh lý bất động sản

6 tháng đầu năm 2023, hầu hết nợ xấu tại các ngân hàng đều có chiều hướng tăng lên, song hoạt động phát mại tài sản không còn thuận lợi như trước do thị trường bất động sản đóng băng, trong khi tài sản thế chấp tại các ngân hàng chủ yếu là biệt thự, “sổ đỏ”, nhà máy…

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...