Luật BVQLNTD sửa đổi (Bài 6): Bỏ sót đối tượng là người tiêu dùng dễ bị tổn thương?

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Luật BVQLNTD) có thêm quy định mới - người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Nhưng theo nhiều ĐBQH và doanh nghiệp, quy định cần phải được bổ sung và sửa đổi. Vì nó chỉ mang tính chất liệt kê và "bỏ sót" nhiều đối tượng, gây nên tình trạng thiếu bình đẳng.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.

Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, luật đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, bất cập sau 12 năm ban hành, tổ chức thực hiện các quy định hiện hành cho thấy Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cần được sửa đổi, bổ sung.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đang được Bộ Công thương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành.

Dự thảo đã được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội với tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Quy định mớimang tính chất liệt kê

Tại Khoản 1, Điều 7 của dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi xác định người tiêu dùng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm, hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi về sức khỏe, tài sản trong quá trình mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, dự thảo xác định có 5 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương bao gồm: Người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phụ nữ mang thai, sinh con hoặc nuôi con bằng sữa mẹ và người bị bệnh hiểm nghèo.

Điều này có thể thấy, đây là quy định mới và có ý nghĩa nhân văn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, nó vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Theo đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang), quy định này mới mang tính chất liệt kê và đã bỏ sót một số đối tượng cũng có thể xếp vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương khác.

Vị đại biểu đề nghị đơn vị soạn thảo luật nghiên cứu và cụ thể hoá bảo đảm bao quát hết những bất lợi mà người tiêu dùng dễ bị tổn thương có khả năng phải chịu.

Ủng hộ ý kiến đại biểu Tuấn, đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái) cũng cho rằng, những đối tượng yếu thế dễ bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong hoạt động mua bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần được mở rộng.

Ví dụ như đối tượng là những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, những người mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS,… Do vậy, đại biểu Huyền đề nghị Ban soạn thảo rà soát, bổ sung thêm đối tượng người tiêu dùng nêu trên được ưu tiên bảo vệ để tạo sự bình đẳng trong quá trình mua bán, tiêu dùng.

người tiêu dùng
Đài truyền hinh VTV liên tục có những phóng sự liên quan tới vấn đề người già, người nghèo ở các vùng quê bị lừa mua phải hàng giả, hàng nhái. Bằng các hình thức như tặng quà khi mua hàng.

Điều đó có thể thấy, nếu dự thảo chỉ xác định có 5 như trên thì vô tình bỏ qua một số nhóm người rất cơ bản, chiếm tỉ lệ cao trong xã hội và không liệt kê vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Đó là nhóm người nghèo, cận nghèo,...

Trong khi, nếu xét theo quy định của Khoản 1, Điều 7 dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi, người nghèo và cận nghèo lại là những đối tượng có khả năng bị bất lợi về mặt tài sản và sức - đứng ứng đủ yêu cầu của dự thảo.

"Như vậy, lý luận nào để nhà làm luật đưa ra quy định chỉ có 7 nhóm người trên được liệt kê mới là người tiêu dùng dễ bị tổn thương?", ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàng Sơn đặt câu hỏi.

Theo quan điểm của ông Long, nếu người nghèo và cận nghèo không được liệt kê vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu.

Thứ nhất, hiện, đa số người nghèo, cận nghèo là những người có nhận thức hạn chế để hiểu về sản phẩm, mặt hàng,... của các đơn vị kinh doanh. Họ khó có thể thẩm định thông tin đúng sai của sản phẩm và người bán. Và gần như khi xảy ra chuyện, họ ít khi được bảo vệ và lấy lại tiền.

Ví dụ, ở rất nhiều làng quê trên cả nước đang liên tục xuất hiện hoạt động bán hàng đa cấp. Hầu hết, đối tượng mua sản phẩm lại là người lớn tuổi và người nghèo. Sản phẩm họ mua phải cũng hầu hết là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,... với giá "cắt cổ".

Ngoài ra, theo ông Long, ai là người đứng ra giải quyết những tranh chấp cho nhóm đối tượng này khi họ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng,... Nhất là khi xảy ra tranh chấp với đơn vị bán hàng, bị ảnh nhưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, sức khoẻ, tính mạng,...

Do đó, để bảo vệ nhóm người yếu thế này, ông Long cho rằng, ngoài việc liệt kê họ vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, thì nhà làm luật cần quy định cụ thể về việc tổ chức xã hội nào được tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

Và cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp, đơn vị bán hàng, cá nhân,... cung cấp hàng hóa không bảo đảm chất lượng, gây ra hậu quả ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Cũng nhất trí quan điểm này, đại biểu Chamaléa Thị Thủy - Đoàn Ninh Thuận cho rằng: ''Đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương là đối tượng yếu thế nên theo tôi, Ban soạn thảo cần phải quy định rõ chính sách riêng, cụ thể khi các đối tượng này bị xâm phạm quyền lợi. Khi quyền lợi bị xâm phạm thì họ đề nghị cơ quan, tổ chức cụ thể nào và cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm hỗ trợ các đối tượng này''.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo quan điểm của các doanh nghiệp và luật sư, ngoài vấn đề đưa đối tượng là người nghèo và cận nghèo,... vào nhóm người dễ bị tổn thương các nhà làm luật  cần chú ý tới một vấn - đưa ra giải pháp bảo vệ người tiêu dùng bị tổn thương.

Cụ thể, nếu chỉ đảm bảo những nhóm người này được ưu tiên mua bán sản phẩm chất lượng và có cơ chế khiếu nại, tranh chấp về sản phẩm thì đó là câu chuyện chữa bệnh. Trong khi, vấn đề "phòng bệnh" mới quan trọng.

"Chữa bệnh đã khó, phòng bệnh càng khó hơn. Vì điều này sẽ phòng nhóm những người dễ bị tổn thương mua phải sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả,... tránh tiền mất, tật mang, kiện tụng, kiếu nại,...", luật sư Nguyễn Anh, thuộc đoàn luật sư Hà Nội nói.

Theo luật sư Anh, thực tế hiện nay, các cơ quan, tổ chức chưa thực sự bảo vệ người dân những xóm, xã, khu, phường ở vùng quê trước tình trạng các đơn vị đa cấp bán hàng bát nháo,... Trong khi, đây lại là khu vực tập trung số lượng người dễ bị tổn thương nhiều nhất.

người tiêu dùng
ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàng Sơn cũng cho rằng, nhà làm luật cần xem xét kỹ lưỡng hơn về các quyền của con người để áp dụng vào việc bảo vệ
người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Ngoài ra, theo luật sư Sỹ Anh, phương pháp liệt kê 7 nhóm người dễ bị tổn thương không quá hợp lý theo cách thức làm luật. Vì liệt kê như vậy sẽ dễ bỏ sót những đối tượng cần được bảo vệ, dễ bị tổn thương. Ví dụ là nhóm người nghèo, cận nghèo,...

"Do đó, nếu nhà làm luật sử dụng phương pháp liệt kê thì cần liệt kê đủ, còn nếu liệt kê thiếu thì lại không giải quyết được bài toán thực tiễn. Do đó, nhà làm luật có thể chỉ cần đưa ra khái niệm và sau đó áp vào từng đối tượng để xác định xem họ có phải là người tiêu dùng dễ bị tổn thương hay không", luật sư Sỹ Anh nêu quan điểm.

Ngoài ra, Khoản 3 của dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi quy định về việc chống kỳ thị, phân biệt, đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, trong quá trình thực hiện giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

"Tôi cho rằng, đây là một quy định không thực sự phù hợp. Vì thực tế không chỉ người tiêu dùng dễ bị tổn thương mới bị kỳ thị, phân biệt, mà ngay cả những người tiêu dùng thông thường cũng dễ gặp phải tình trạng này. Trường hợp chúng ta dễ thấy nhất đó chính là đi mua hàng hiệu", luật sư Anh nói.

Do đó, vị luật sư này đề nghị, quy định này cần áp dụng cho tất cả mọi đối tượng. Tức là, nó là quy định chung, không thể thành quy định riêng.

Đồng quan điểm với luật sư, ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàng Sơn cũng cho rằng, nhà làm luật cần xem xét kỹ lưỡng hơn về các quyền của con người để áp dụng vào việc bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Tránh tình trạng người tiêu dùng không bị tổn thương cũng thành tổn thương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...