Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Bài 2): DN dễ "tổn thương" khi... bị kiện?

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đang soạn thảo đúng với tên gọi "bảo vệ người tiêu dùng", nhưng điều này đồng nghĩa đang thiên quá nhiều tới người tiêu dùng mà quên đi quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp - Một trong những hạt nhân góp phần phát triển kinh tế.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.

Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nó đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, bất cập sau 12 năm ban hành. Tổ chức thực hiện các quy định hiện hành cho thấy Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cần được sửa đổi, bổ sung.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đang được Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội với tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Trên tinh thần góp ý những ý kiến thiết thực nhất vào công tác xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, Tạp chí Thương gia đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội để làm rõ một số vấn đề.

Bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng?

Theo luật sư Nguyễn Anh, việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi trên cơ sở khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ những quyền thiêng liêng của mỗi công dân.

Tiếp tục bảo vệ sự yếu thế của người tiêu dùng trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đồng thời, từng bước trang bị các kiến thức, kỹ năng tiêu dùng để hình thành sự chủ động của người tiêu dùng.

Từ đó bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính. 

Như vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đang đang soạn thảo đúng với tên gọi là "bảo vệ người tiêu dùng" nhưng điều này đồng nghĩa với việc đang thiên quá nhiều tới người tiêu dùng mà quên đi quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp - một trong những hạt nhân góp phần phát triển kinh tế.

quyền lợi người tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi: Doanh nghiệp dễ bị "tổn thương" khi bị người tiêu dùng kiện

Điều 14 - Quyền của người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi liệt kê 9 quyền người tiêu dùng được bảo vệ. Trong khi, Điều 15 - Nghĩa vụ của người tiêu dùng quy định người tiêu dùng chỉ cần thực hiện 2 nghĩa vụ.

Cụ thể, thứ nhất, kiểm tra về sản phẩm, dịch vụ trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tiêu dùng bền vững, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Thứ 2, thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Còn đối với doanh nghiệp, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi không quy định quyền của doanh nghiệp mà chỉ quy định trách nhiệm và nghĩa vụ. Cụ thể, luật quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Và có thêm một chương riêng "Chương II - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng (Điều 19 tới Điều 35)". 

Như vậy, luật chỉ quy định 1 Điều duy nhất (Điều 15) về nghĩa vụ của người tiêu dùng, còn lại các Điều khác quy định quyền của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, còn quyền lợi của doanh nghiệp rất ít, gần như không có.

"Liệu điều này có tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng hay không? Khi mục đích chính của luật là tạo ra sự bình đẳng giữa các bên lợi ích với nhau", luật sư Nguyễn Anh đặt nghi vấn.

Do đó, luật sư Nguyễn Anh cho rằng, chúng ta cần có đề án, kế hoạch xây dựng thái độ, ý thức, sự hiểu biết của người tiêu dùng trong việc thực hiện quyền của người tiêu dùng. Để họ trở thành người tiêu dùng thông thái và cân bằng quyền lợi của họ với doanh nghiệp. Lúc này, trách nhiệm của doanh nghiệp và của người tiêu dùng cũng sẽ được nâng lên.

Chưa kể hiện nay, có nhiều trường hợp người tiêu dùng lạm dụng quyền để gây ra những trở ngại kinh doanh hoặc những tổn thưởng về mặt kinh doanh, danh dự cho doanh nghiệp.

"Vậy có chế tài nào xử lý người tiêu dùng lạm quyền tố cáo, khiếu nại hành vi không đúng sự thật hay không?", luật sư Nguyễn Anh nói.

Doanh nghiệp dễ "tổn thương" khi bị người tiêu dùng kiện

Luật sư Nguyễn Anh cũng cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi là một luật được soạn thảo khá đầy đủ trong việc bảo vệ người tiêu dùng, nhưng nó cũng tạo cơ hội cho những cá nhân muốn lợi dụng quyền để "uy hiếp" doanh nghiệp.

Hiện nay, do công nghệ phát triển nên nhiều trường hợp người tiêu dùng chưa xem xét kỹ lưỡng sản phẩm, quyền lợi của mình có bị ảnh hưởng hay không mà đã bêu rếu thông tin của doanh nghiệp lên mạng xã hội. Tố cáo, khiếu nại thông tin sai sự thật.

quyền lợi người tiêu dùng
Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Thực tế đã có rất nhiều vụ việc xảy ra dù chưa được xác thực thông tin chính xác từ các cơ quan điều tra. Nó đã khiến doanh nghiệp bị "chịu đòn", ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, danh dự và doanh thu. Thậm chí bị khách hàng tẩy chay, trong khi đó chỉ là khởi đầu của việc tố cáo, chưa ngã ngũ đúng hay sai.

Doanh nghiệp buộc phải đi xử lý sự cố, nhất là sự cố truyền thông với chi phí rất lớn. "Vậy, ai sẽ bồi thường thiệt hại nghiêm trọng đó của doanh nghiệp. Nhất là khi đó là danh dự, uy tín và nhân phẩm của doanh nghiệp?", luật sư Nguyễn Anh đặt câu hỏi.

Ví dụ, trường hợp "con ruồi" của Tân Hiệp Phát. Doanh nghiệp này đã bị thiệt hại tới hàng chục triệu đô la. Đến thời điểm hiện tại, mỗi lần nhắc tới Tân Hiệp Phát, người tiêu dùng vẫn liên tưởng tới "con ruồi" đầu tiên.

Hay như thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục nổi lên những "food blogger, beauty Blogger,... " - những cá nhân nổi tiếng đi review đồ ăn, đồ uống, mỹ phẩm,... của các cửa hàng, thương hiệu,... Họ là những người có tầm ảnh hưởng tới 1 bộ phận người dân, nhưng lại không phải người có chuyên môn...

Điều này dẫn đến việc review sai sự thật hoặc chưa đúng bản chất, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nhà hàng, doanh nghiệp và thương hiệu,... Nhiều trường hợp, người tiêu dùng quay lưng lại với doanh nghiệp.

"Vậy lúc này Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ doanh nghiệp?", luật sư Nguyễn Anh đặt câu hỏi.

Chưa kể, Điều 72 - Thông báo thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện quy định: "Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh".

Như vậy, Tổ chức xã hội là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và đứng ra kiện doanh nghiệp nếu gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Trong khi, luật quy định "thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh".

"Tôi cho rằng, quy định này không khả thi. Vì khi khởi kiện doanh nghiệp, đồng nghĩa doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng. Nhất là khi, tổ chức công khai thông tin, người tiêu dùng đưa lên các kênh truyền thông, báo chí, mạng xã hội,... dù sự việc chưa được các cơ quan chức năng xử lý.

Đồng nghĩa, rất nhiều người dân biết thông tin và với tâm lý của người Việt  thì doanh nghiệp sẽ "phát khóc". Cho dù, doanh nghiệp thắng kiện thì cũng sẽ mất khá nhiều thời gian mới hoạt động trở lại bình thường như cũ", luật sư Anh nhận định.

Khi điều luật không khả thi thì chứng mình một cách rõ ràng hơn đó là doanh nghiệp kinh doanh chân chính cũng rất dễ bị oan và không được bảo vệ. Nhất là đối với những trường hợp người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội dân sự của họ lạm quyền để kiện doanh nghiệp. Điều này cho thấy quyền lợi của doanh nghiệp khá mong manh và không được bảo vệ.

Theo luật sư Nguyễn Anh: "Dưới góc độ là luật sư tiếp cận rất nhiều vụ việc thì tôi thấy, nhiều vụ kiện chưa kịp xử lý người tiêu dùng thì doanh nghiệp đã bị khánh kiệt. Dù được minh oàn thì người tiêu dùng cũng chỉ là cá nhân nên thông thường không đủ tiền bồi thường tổn thất cho doanh nghiệp".

Do đó, vị luật sư này đặt câu hỏi: "Có nên chăng cần nghiêm cấm hành vi tố cáo, khiếu nại thông tin sai sự thật về việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng? Và nếu như có hành vi vi phạm điều cấm như vậy thì phải có chế tài cụ thể như phạt tiền, phạt tù,...".

Nhất là khi, Điều 4 - Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi chưa có quy định xử lý người tiêu dùng tố cáo sai sự thật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…