Lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt hơn 16 tỷ USD trong năm 2019

Theo Dữ liệu Kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (World Bank), kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD (chiếm 6,4% GDP), tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018.
Lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt hơn 16 tỷ USD trong năm 2019

Trước đó, cũng theo World Bank, kiều hối chuyển về các quốc gia thu nhập trung bình và thấp được dự báo sẽ đạt 551 tỷ USD trong năm 2019 và 597 tỷ USD vào năm 2021. 

10 quốc gia được dự báo sẽ nhận nhiều kiều hối nhất năm 2019 là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Ai Cập, Nigeria, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Ukraine. Năm nay, Ấn Độ được dự báo sẽ nhận kiều hối 82,2 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Theo sau là Trung Quốc với 70,2 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP.

Đứng ở vị trí thứ 9, kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD (chiếm 6,4% GDP), tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018. Trong hai thập kỷ qua, kiều hối chuyển về Việt Nam tăng đều, từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2000 và chỉ giảm duy nhất vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực to lớn góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Bà Mai khẳng định, để thực hiện mục tiêu tiếp tục mở rộng, thắt chặt và nâng tầm mối quan hệ của Việt Nam đối với một số quốc gia trên thế giới, chất lượng của công tác ngoại giao là một trong những yếu tố quyết định.

Tuy nhiên, so với Philippines, quốc gia ASEAN đứng thứ hai trong top 10, kiều hối về Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa. Kiều hối về Philippines ước tính chiếm khoảng 9,8% GDP của nước này trong năm 2019.

Xét về nguồn kiều hối, ước tính hơn 50% lượng kiều hối chuyển về các nước thu nhập thấp và trung bình là từ những quốc gia sử dụng đồng USD hoặc có tiền tệ quan hệ mật thiết với đồng USD (như các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh - GCC).

Phần còn lại được chuyển từ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) với 12%, Anh (4%), Liên bang Nga (3%), Canada (3%) và Australia (2%)...

Tăng trưởng dòng kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,7% trong năm 2019, so với mức 8,6% năm 2018. Kiều hối về các nước này cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020 và 2021 với mức tăng trưởng lần lượt là 4,2% và 4%. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm là tăng trưởng kinh tế tại các nước nguồn, giá dầu và biến động tỷ giá. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…