Masan MEATLife đã phục vụ hơn 700.000 người tiêu dùng với hơn 125 điểm bán tại Hà Nội và có kế hoạch chính thức giới thiệu sản phẩm tại TP.HCM vào tháng 9/2019.
Trong năm 2019, MEATDeli dự kiến đạt doanh thu từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ đồng với hơn 500 điểm bán tại miền Bắc và miền Nam. Masan MEATLife kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50% - 70% doanh thu của công ty, khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm thịt có thương hiệu, an toàn, truy xuất được nguồn gốc, vệ sinh và giá cả hợp lý.
Ông Danny Le- Chủ tịch HĐQT Masan MEATLife cho biết: “Khi thành lập Masan Nutri-Science vào năm 2015, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là cung cấp nguồn đạm động vật chất lượng cho gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Khởi đầu là một công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam với sản phẩm BioZeem- thương hiệu thức ăn chăn nuôi dẫn đầu về hiệu suất, Masan MEATLife đã chuyển hướng sang ngành kinh doanh thịt có thương hiệu theo mô hình hàng tiêu dùng.
“Ngày 8/7, Ngân hàng Techcombank đã thông qua việc cấp tính dụng cho Công ty Masan Nutri-Science. Hạn mức tín dụng từng lần (cho vay món ngắn hạn) là 283 tỷ đồng. Masan Nutri-Science là công ty con của cổ đông lớn tại Techcombank và có đại diện góp vốn tham gia HĐQT Techcombank.
Thịt heo là mảng lớn nhất trong ngành F&B với thị trường có giá trị hơn 10 tỷ USD, gấp 2,5 lần sữa. Tập đoàn Masan Group có kế hoạch niêm yết Masan MEATLife lên sàn UPCoM nhằm gia tăng sự linh hoạt và khẳng định nền tảng vững chắc của công ty.
Việc niêm yết Masan MEATLife lên UPCoM cũng là bước đi chiến lược góp phần đưa Masan MEATLife đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 - 2023.
Việc niêm yết trên sàn UPCoM đang được thực hiện theo các quy định hiện hành và phê duyệt của công ty.