Vượt qua đèo Sam Síp với hơn 30 khúc cua gấp, thêm 20 km đường men theo hồ thủy điện Nậm Chiến, chúng tôi như lạc vào miền đất cổ tích ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Nằ
Vượt qua đèo Sam Síp với hơn 30 khúc cua gấp, thêm 20 km đường men theo hồ thủy điện Nậm Chiến, chúng tôi như lạc vào miền đất cổ tích ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
|
Nằm cách TP Sơn La khoảng 80 km về phía đông bắc, ở độ cao trung bình trên 1.800 m so với mực nước biển, Ngọc Chiến được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La với hàng trăm nóc nhà làm bằng gỗ pơmu, một loại gỗ quý, bền bỉ với thời gian. |
|
Một góc bản Mường Chiến, thuộc xã Ngọc Chiến với những nóc nhà pơmu trầm mặc với thời gian. |
|
Trẻ con ở bản đi học qua những cánh cổng làm bằng gỗ pơmu, tường rào làm bằng tre độc đáo. |
|
Tạo hóa khá kỳ lạ khi làm nên được một cánh đồng Ngọc Chiến hình quả trám ở độ cao hơn 1.800 m. Cánh đồng này còn cho thứ gạo nếp tan ngon hơn gạo nếp Tú Lệ nổi tiếng ở sườn phía tây, bên kia dãy Hoàng Liên. |
|
Cư dân ở Ngọc Chiến sống hiền hòa trong những ngôi nhà pơmu bên dòng suối Chiến, trở thành cộng đồng “ăn theo nước” độc đáo bậc nhất ở Việt Nam. |
|
Ngõ nhỏ được đan bằng tre trúc ở bản Mường Chiến. |
|
10 năm trước, đi từ thị trấn Mường La đến xã Ngọc Chiến chỉ hơn 40 km nhưng cũng phải mất 2 ngày bằng sức người và ngựa. Cuộc sống ở Ngọc Chiến giờ đây vẫn thanh bình đến kỳ lạ. |
|
Gỗ pơmu hiện diện ở khắp nơi từ nóc nhà, vách tường, cổng nhà, hàng rào đến cầu treo… |
|
Một phụ nữ người Thái đợi bạn trên ngõ nhỏ. |
|
Vào ngày xuân hoặc cuối tuần, đi dọc những bản Mường Chiến, Lò Phon, Nà Sảng…, du khách sẽ dễ thấy cảnh người dân đi xem hội múa xòe, hoặc chơi kéo co. |
|
Điệu múa xòe đặc trưng của phụ nữ Thái ở Ngọc Chiến. |
|
Những đứa trẻ chơi trò đẩy xe lúc chiều muộn. |
|
Một con trâu đứng đợi chủ về mở cửa vào nhà ở bản Nà Sảng. |
|
Một người phụ nữ dân tộc. |
|
Một căn nhà lợp gỗ pơmu ở Ngọc Chiến giữa núi rừng trùng điệp. Ngọc Chiến là nơi bạn nên đi ít nhất một lần trong đời. |