Mới chỉ có 31,6% điều kiện kinh doanh được cắt giảm từ đầu năm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã có 968 điều kiện kinh doanh chính thức được cắt giảm, tương đương 31,6% so với dự kiến, tỷ lệ cắt giảm đạt thấp so với phương án dự k
Mới chỉ có 31,6% điều kiện kinh doanh được cắt giảm từ đầu năm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Đây là thông tin đáng chú ý được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018.

Trong tổng số 6.213 điều kiện, các bộ, ngành dự kiến sẽ đơn giản, cắt giảm 3.807 điều kiện. Đến nay đã chính thức cắt giảm được 968 điều kiện, đạt 31,6% so với dự kiến của các ngành: Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, VHTT&DL...

Còn 2.839 điều kiện đã có phương án tiếp tục cắt giảm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, thuộc trách nhiệm của 14 Bộ.

"Về các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, có tổng số 9.936 dòng hàng phải kiểm tra, các Bộ dự kiến sẽ đơn giản, cắt giảm 6.003 dòng hàng. Đến nay đã chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 1.689 dòng hàng mới chỉ đạt 34% so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ.

Nhìn chung, tỷ lệ cắt giảm danh mục sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành đã cải thiện hơn so với tháng trước (tăng 18,9% ) nhưng tỷ lệ cắt giảm đạt thấp so với phương án dự kiến và tiến độ còn chậm so với so với yêu cầu đặt ra. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá.

Về các nhiệm vụ - giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Văn phòng Chính phủ kiến nghị các Bộ tập trung, gấp rút hoàn thành các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh còn nợ đọng trình Chính phủ thông qua hoặc ban hành theo thẩm quyền.

Đối với các Bộ cần tập trung cao độ cho việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản để chính thức áp dụng phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.

Việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh phải thực chất, khắc phục triệt để những bất cập hiện nay, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, giảm tối đa chi phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 19).

Theo đó, Nghị quyết 19 đặt mục tiêu cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh tăng ít nhất 40 bậc; hai chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản tăng 10 bậc; hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh; giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Tuy nhiên, với tốc độ cắt giảm các điều kiện kinh doanh của các bộ ngành như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng mục tiêu hoàn thành việc cắt bỏ 50% số điều kiện kinh doanh khó có thể đạt được trong năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...