Mỗi thẻ ATM “gánh” 20-25 loại phí, ngân hàng nói gì?

Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Toàn Thắng cho rằng việc ngân việc ngân hàng thu phí khi cung ứng dịch vụ là phù hợp nhằm bù đắp phần nào chi phí đầu tư.
Mỗi thẻ ATM “gánh” 20-25 loại phí, ngân hàng nói gì?

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, để đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp, các ngân hàng (NH) đã tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, tích hợp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đối với dịch vụ thẻ (Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking,...).

Mỗi thẻ ATM “gánh” 20-25 loại phí, ngân hàng nói gì? ảnh 1

Chủ thẻ ngân hàng đang chịu một số phí nhất định chứ không phải tất cả

Tương ứng với mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng, NH đã phải tính toán, xác định loại, mức phí phù hợp trên cơ sở cân đối với chi phí và phân khúc thị trường. Nếu nhìn vào biểu phí dịch vụ thanh toán thẻ mà các NH phải công khai cho khách hàng bao gồm nhiều loại phí cho nhiều loại dịch vụ khác nhau.

Về ý kiến cho rằng mỗi loại thẻ ATM đang phải trả từ 20-25 loại phí khác nhau, trong khi chủ thẻ không biết rõ về từng loại phí này, ông Nguyễn Toàn Thắng cho rằng thực tế chủ thẻ không phải trả cho tất cả các loại phí này mà chỉ phải trả đối với loại dịch vụ mà mình sử dụng. Việc NH thu phí khi cung ứng dịch vụ là phù hợp với pháp luật để bù đắp phần nào chi phí đầu tư. Chẳng hạn, đối với phí thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM), theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN của NH Nhà nước, thông thường mỗi thẻ ATM chỉ chịu chủ yếu một vài loại phí như: rút tiền tại ATM, chuyển khoản nội mạng hoặc ngoại mạng, in sao kê...

Trước đó, một số NH thương mại đã gửi kiến nghị lên NH Nhà nước về việc có lộ trình điều chỉnh tăng phí giao dịch qua ATM nhằm bảo đảm bù đắp một phần chi phí cho các NH đầu tư hệ thống ATM. Bởi mức chi phí đầu tư cho một giao dịch rút tiền qua ATM khoảng 7.000 đồng (tùy theo mức đầu tư của từng NH) thì mức thu phí rút tiền như hiện nay NH đang bị lỗ.

Với 3.300 đồng/lần phí rút tiền thu từ chủ thẻ, NH chỉ nhận được 1.650 đồng còn lại trả cho trung gian thanh toán nên đề nghị tăng phí nhằm bù đắp một phần chi phí cho NH đầu tư hệ thống ATM. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, khi nhiều chủ thẻ cho rằng hiện sử dụng thẻ ATM đã phải gánh quá nhiều loại phí. Ngay cả NH Nhà nước cũng chưa đồng tình với đề xuất này.

Hiện cả nước có 53 tổ chức phát hành và thanh toán thẻ với tổng số lượng phát hành trên 100 triệu thẻ, trên 17.000 máy ATM, mạng lưới ATM của các NH đã được mở rộng. Các ATM đã được kết nối liên thông, khách hàng có thể sử dụng thẻ của NH này để rút tiền và thực hiện một số dịch vụ thanh toán trên ATM của NH khác.

 Theo T.Phương/Người lao động 

>> Nhiều ngân hàng muốn tăng phí ATM

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...