Một loại thuốc Covid-19 đang thử nghiệm có khả năng giúp giảm một nửa nguy cơ nhập viện, tử vong ở người bệnh

Một thử nghiệm giai đoạn 3 của thuốc điều trị Covid-19 dạng viên của của Merck và Ridgeback Biotherapeutics có tên “Molnupiravir” cho thấy nó giúp làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong khoảng 50%.
Một loại thuốc Covid-19 đang thử nghiệm có khả năng giúp giảm một nửa nguy cơ nhập viện, tử vong ở người bệnh

Merck và Ridgeback Biotherapeutics mới đây cho biết họ đã phát triển một loại thuốc giúp giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 dạng nhẹ và trung bình. 

Các công ty có kế hoạch xin cấp phép khẩn cấp cho loại thuốc này sau khi các thử nghiệm lâm sàng trong thời gian qua cho thấy “kết quả thuyết phục”. 

Viên uống Molnupiravir hoạt động bằng cách ức chế sự sao chép của virus bên trong cơ thể.

Một bản phân tích soạn thảo từ nghiên cứu giai đoạn 3 cho thấy chỉ 7,3% bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng Molnupiravir phải nhập viện trong vòng 29 ngày. Trong số những bệnh nhân được dùng giả dược, 14,1% nhập viện hoặc tử vong vào ngày thứ 29. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo ở những bệnh nhân dùng Molnupiravir trong vòng 29 ngày, và có khoảng 8 trường hợp tử vong trong tổng số bệnh nhân. Tất cả 775 người tham gia thử nghiệm đều có nhiễm Covid-19 có triệu chứng đã được phòng thí nghiệm xác nhận và được sử dụng ngẫu nhiên Molnupiravir hoặc giả dược trong vòng năm ngày kể từ khi có triệu chứng.

Các bệnh nhân tham gia đều chưa được tiêm chủng và có ít nhất một yếu tố tiềm ẩn khiến họ có nguy cơ trở bệnh nặng hơn như béo phì, trên 60 tuổi, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của Molnupiravir không bị ảnh hưởng bởi thời gian khởi phát triệu chứng hoặc các yếu tố bệnh nền của bệnh nhân. Nó cũng được chứng minh là có hiệu quả nhất quán trong việc điều trị tất cả các biến thể của Covid-19, bao gồm cả chủng delta có khả năng lây nhiễm cao. 

Các tác dụng ngoại ý có thể so sánh được ở nhóm molnupiravir và giả dược, với khoảng 10% báo cáo các tác dụng ngoại ý. Chỉ 1,3% nhóm dùng Molnupiravir phải ngừng điều trị do tác dụng phụ - ít hơn 3,4% nhóm dùng giả dược.

Giai đoạn 3 của thử nghiệm được thực hiện tại hơn 170 địa điểm ở các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Brazil, Ý, Nhật Bản, Nam Phi, Đài Loan và Guatemala.

“Tin tức về hiệu quả của loại thuốc kháng virus đặc biệt này rõ ràng là rất tích cực”, cố vấn y tế của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết tại cuộc họp giao ban Covid-19 vào cuối tuần trước. “Các công ty, khi họ gửi thông báo tới chúng tôi vào đêm qua, đã đề cập rằng họ sẽ gửi dữ liệu cho FDA trong thời gian tới.”

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…