Một quỹ đầu tư muốn thoái toàn bộ vốn tại ACB

CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM) vừa đăng ký bán ra toàn bộ 692.967 cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu, tương đương 0,056% vốn điều lệ ngân hàng.
Một quỹ đầu tư muốn thoái toàn bộ vốn tại ACB

Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh từ ngày 28/6 đến 26/7. Đóng cửa ngày 27/6, thị giá cổ phiếu ACB dừng ở mức 28.600 đồng/cp. Ước tính theo giá này, VFM có thể thu về gần 20 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2019, ACB ghi nhận 1.691 tỷ đồng lợi nhuận thuần, tăng nhẹ 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do bất ngờ hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 15,6 tỷ đồng (thay vì trích lập dự phòng 134 tỷ đồng như quý I/2018) nên lợi nhuận trước thuế của ACB tăng 14,5%, đạt 1.706 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 31/3/2019, tổng tài sản của ACB đạt 335.802 tỷ đồng, tăng gần 2% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 237.357 tỷ đồng, tăng gần 3%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,69%.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của ACB đến hết ngày 31/3/2019 ở mức 22.383 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cách đây 3 tháng. Tiền gửi khách hàng ở mức 275.070 tỷ đồng, tăng 1,9%; trong đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ở mức 16%.

Mới đây, ACB cũng đã phát hành riêng lẻ thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếukỳ hạn 2 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB. Trái phiếu có mệnh giá là 1 tỷ đồng/trái phiếu và có mức lãi suất danh nghĩa là 6,7%/năm (lãi trả sau, định kỳ 1 năm/1 lần).

Theo kết quả phát hành được công bố, toàn bộ 1.500 tỷ đồng trái phiếu mà ACB phát hành đều được 2 nhà đầu tư tổ chức là CTCP Chứng khoán VNDirect và CTCP Chứng khoán KB Việt Nam mua trọn. Trong đó, VNDirect mua 1.300 trái phiếu (tương đương 1.300 tỷ đồng); Chứng khoán KB Việt Nam mua 200 trái phiếu (tương đương 200 tỷ đồng);

Trước đó, Hội đồng quản trị ACB đã thông qua phương án phát hành 5.500 trái phiếu riêng lẻ lần 2 trong năm 2019. Lượng trái phiếu này dự kiến sẽ được phát hành qua 5 đợt và đều là loại trái phiếu không chuyển đổi, với kì hạn từ 2 - 3 năm. Tổng mệnh giá phát hành tối đa trong năm nay là 5.500 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu được nhiều ngân hàng áp dụng. Theo thống kê của Công ty chứng khoán MBS, tính từ đầu năm đến hết tháng 5, nhóm ngành ngân hàng đã phát hành tổng cộng 18.200 tỷ đồng trái phiếu, chiếm khoảng 30% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành.

Trong 18.200 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng trên, VPBank phát hành 5.900 tỷ đồng, ABBank phát hành 2.500 tỉ đồng; ACB phát hành 2.350 tỷ đồng; HDBank và LienVietPostBank phát hành lần lượt 2.000 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng; số còn lại do SeABank, BacABank và VIB phát hành.

>> ACB chuẩn bị bán 6,2 triệu cổ phiếu quỹ

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...