Mục tiêu xuất khẩu nông sản 40 tỷ USD: Cơ hội lớn, rủi ro cao

Xuất khẩu nông lâm thủy sản nửa đầu năm 2018 đạt mức ấn tượng với 19,4 tỷ USD, tăng 12% so năm ngoái. Bộ NN&PTNT tính toán, mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD là “nằm trong tầm tay”.
Mục tiêu xuất khẩu nông sản 40 tỷ USD: Cơ hội lớn, rủi ro cao

tuy nhiên, nhiều nguy cơ cao có thể ập đến trong nửa năm còn lại, từ thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt rủi ro từ thị trường do các cuộc chiến thương mại giữa các “ông lớn”, như Mỹ, Trung Quốc, EU.

Trái cây, gạo tiếp tục lên ngôi

Bộ NN&PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay xuất khẩu toàn ngành ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, mặt hàng gạo, rau quả, thủy sản… tiếp tục giữ “phong độ” cao, khi tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm nay. Trong khi, mặt hàng gỗ, chè... cũng khởi sắc, hướng đến chất lượng cao hơn và nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.

Về rau quả, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngành hàng này thu về 2 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường lớn nhất là Trung Quốc chiếm 1,2 tỷ USD (gần 75% thị phần), tiếp đó Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Với quả vải (chủ yếu ở Bắc Giang và Hải Dương), dự kiến đến hết vụ, Việt Nam sẽ xuất trên 100 nghìn tấn đi các thị trường.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, đếnnay, cả nước xuất trên 1 triệu tấn thanh long, xoài 270 nghìn tấn, dưa hấu 225 nghìn tấn, trên 140 nghìn tấn chuối, trên 92 nghìn tấn nhãn… Về mở cửa thị trường, ông Trung cho biết, hiện khu vực ASEAN, EU hầu hết đã mở cửa được với các trái cây tươi. Tuy nhiên, với một số thị trường khó tính khác như Mỹ, Nhật… vẫn tiếp tục tháo gỡ.

Ngoài những nông sản chính trên, hai “ông lớn” trong ngành là thủy sản, đồ gỗ và sản phẩm gỗ cũng có tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đạt lần lượt 3,94 tỷ USD (tăng 10,5%) và 4,1 tỷ USD (tăng 12,1%). Theo nhận định, cả hai lĩnh vực chủ lực này sẽ cùng về đích 9 tỷ USD, đạt mục tiêu trong năm nay.

Rủi ro vẫn cao

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, theo tính toán, nếu 3% tăng trưởng xuất khẩu thì được 1% tăng trưởng GDP. Do vậy, nếu cả năm nay, toàn ngành xuất khẩu được 40-41 tỷ USD, việc mục tiêu tăng trưởng của ngành trên 3% GDP có thể đạt được.

Nói về cơ hội xuất khẩu các ngành hàng nông sản, theo ông Tuấn, hiện đồng USD có xu hướng tăng lên, tạo động lực tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, về thị trường xuất khẩu, những yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa ngày càng cao, và chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng có xu tăng lên.

“Khi các nước lớn cạnh tranh khốc liệt với nhau, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Rõ nhất là ngành thịt, khi giữa Mỹ, Trung Quốc, EU có nhiều bất ổn về thương mại. Hiện thịt của Mỹ, Úc dư cung, nên việc cạnh tranh trong ngạch thịt của Việt Nam rất thấp”- ông Tuấn cảnh báo.

Ông Tuấn cũng nhận định, trong 6 tháng cuối năm, những mặt hàng rau quả, thủy sản, gỗ, chè, điều, sắn tiếp tục dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, những mặt hàng được dự báo là tín hiệu xấu, như gạo, cà phê có thể dư cung; cao su, tiêu còn tồn kho nhiều, thịt cũng có những bất ổn, nên cần chỉ đạo sâu sát hơn. Để có nguồn thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành tốt hơn, cân đối thị trường, cần tổ chức mạng lưới giám sát thường xuyên dữ liệu ở các địa phương, các vùng nguyên liệu, nếu có giá thành thường xuyên sẽ càng tốt.

Liên quan đến thị trường xuất khẩu, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN, thứ 18 thế giới. “Năm nay Việt Nam có thể xuất 40 tỷ USD, nhưng nguy cơ thị trường cực lớn. Đặc biệt là các cuộc “chiến tranh” thương mại, hàng rào bảo hộ. Trong khi đó, để bán được quả xoài, quả vải ra thế giới, chúng ta phải nói rã cả họng, bao nhiêu cấp, ngành vào cuộc mới bán được”, lãnh đạo bộ cho hay.

Bộ NN&PTNT đã rà soát và tính toán các kịch bản tăng trưởng để đặt mục tiêu xuất khẩu trên 40 tỷ USD và tăng GDP từ 3,05% trở lên. Bộ cũng “khoán” với các đầu việc cụ thể, yêu cầu các thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và người đứng đầu các đơn vị phải có trách nhiệm.

“Cách chỉ đạo điều hành phải thay đổi tư duy, không cứ kiểu khư khư cầm con dấu, phải sáng tạo theo kiểu mới, chuyển động theo phương thức hậu kiểm. Thứ trưởng được giao phải chịu trách nhiệm với ngành được phân công”- ông Cường yêu cầu.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý, 6 tháng cuối năm cơ hội tăng trưởng cao hơn, nhưng cũng lắm rủi ro, từ thiên tai, dịch bệnh (đặc biệt trên tôm, cá tra, gia cầm, lợn…) đến những biến động của thị trường.

Theo Bộ NN&PTNT, hết năm 2018, phải giải quyết dứt điểm việc gỡ "thẻ vàng" của EC đối với đánh bắt hải sản; tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về Đạo luật Farmbill của Hoa Kỳ đối với cá tra; thúc đẩy xuất khẩu thịt gà (Nhật Bản, Hà Lan); xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc theo chính ngạch; đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ, xoài sang Hoa Kỳ...

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Phó viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…