Mỹ, Triều Tiên đàm phán thiết lập hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba

Các quan chức Triều Tiên và Hoa Kỳ đang tổ chức các cuộc đàm phán “sau hậu trường” để sắp xếp một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa TT Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jo
Mỹ, Triều Tiên đàm phán thiết lập hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba

Không có cuộc họp công khai nào giữa Washington và Bình Nhưỡng kể từ khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội không đi đến thành công. Nhưng triển vọng nối lại ngoại giao Hoa Kỳ và Triều Tiên đã có nhiều bước tiến cải thiện khi hai nhà lãnh đạo đã có những trao đổi qua thư từ cá nhân. Ông Trump gọi những bức thư của ông Kim là “tuyệt vời” và ngược lại, ông Kim cũng mô tả những bức thư từ ông Trump là xuất sắc, mặc dù nội dung của các bức thư chưa bao giờ được tiết lộ.

Trả lời câu hỏi của AP và sáu cơ quan báo chí khác, TT Hàn Quốc Moon Jae In nói rằng “Sự sẵn sàng đối thoại giữa hai bên chưa bao giờ phai nhạt” và sự trao đổi thư từ gần đây của họ đã minh chứng cho điều đó. Ông cũng nói rằng ông không xem hội nghị tại Hà Nội là một thất bại. Những cuộc gặp này là cơ hội để cả Washington và Bình Nhưỡng hiểu rõ hơn vị trí của nhau cũng như đưa “các mong muốn của họ lên bàn đàm phán”.

“Thành công của việc phi hạt nhân hoá và tiến trình hoà bình trên Bán đảo Triều Tiền khó có thể được quyết định chỉ trong một hay hai cuộc họp,” ông Moon nói, bổ sung thêm rằng cuộc thảo luận tại Hà Nội sẽ là đòn bẩy cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Bất chấp sự bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân, cả ông Trump và ông Kim đều nói về mối quan hệ cá nhân tốt đẹp. Khi được hỏi rằng liệu lá thư gần đây của ông Kim có đề cập đến một hội nghị thượng đỉnh khác hay không, TT Donald nói, “ Có thể là có.”


Tuy nhiên, trong một nhắc nhở về lòng tin không ổn định của Triều Tiên đối với Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cho biết họ sẽ không đầu hàng trước những lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn dắt đồng thời cáo buộc Washington đang tìm cách khiến họ phải “qui phục”.

Ông Kim Jong Un cho biết họ sẽ tìm “cách thức mới” nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục với áp lực và biện pháp trừng phạt. Sau cuộc họp tại Hà Nội, ông Kim đã tới Nga vào tháng 4 cho hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với TT Nga Vladimir Putin. Ông cũng đã gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần trước tại Bình Nhưỡng. Các chuyên gia có rằng việc Triều Tiên tiếp cận các đồng minh giúp củng cố lại đòn bẩy đối với Hoa Kỳ.

Đặc phái viên hàng đầu của Washington, ông Stephen Biegun sẽ tới thăm Hàn Quốc vào thứ Năm, và có thể đây sẽ là cơ hội để gặp gỡ các quan chức Triều Tiên tại một ngôi làng giữa biên giới. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cho biết, Hoa Kỳ đã chuẩn bị để nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên nếu Triều Tiên báo hiệu họ muốn thảo luận về phi hạt nhân hoá.

 Tuy vậy, Washington và Bình Nhưỡng liệu có thể đạt được thoả thuận làm hài lòng cả hai bên hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai đã nhanh chóng chấm dứt sau khi TT Donald Trump từ chối lời kêu gọi giảm nhẹ lệnh trừng phạt để đổi lại việc tháo dỡ tổ hợp hạt nhân chính của Triều Tiên. Kể từ đó, ông Kim đã ra lệnh bắn tên lửa và các vũ khí khác xuống biển và yêu cầu ông Trumo phải thực hiện các thoả thuận đã được đồng ý vào cuối tháng 12 năm nay. Các quan chức Hoa Kỳ vẫn sẽ duy trì biện pháp trừng phạt nếu Triều Tiên không thực hiện các bước quan trọng đối với việc giải trừ hạt nhân.

Triều Tiên từ lâu đã nổi giận với sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và muốn được đảm bảo rằng họ sẽ không bị Mỹ và Hàn Quốc nhắm đến. Triều Tiên cũng cho biết, họ coi vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là một “chính sách bảo hiểm” nhằm chống lại các hành động quân sự.

Trong bài trả lời bằng văn bản, TT Moon Jae In đã nói ông thấy ông Kim Jong Un là “một người linh hoạt nhưng cũng rất kiên quyết” trong các cuộc nói chuyện. Ông tin rằng ông Kim Jong Un sẽ đưa ra được những quyết định tiến tới tương lai bằng cách theo đuổi tăng trưởng kinh tế thay vì xây dựng kho vũ khí hạt nhân.

Theo AP News

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...