Năm 2022, lãi suất cho vay có "lại" đi ngược với mục tiêu của NHNN?

Lãi suất cho vay có tăng trong thời gian tới là câu hỏi được đặt ra đặc biệt là trong bối cảnh tín dụng ngân hàng đang tăng trở lại. Hiện, một số ngân hàng đã có động thái tăng nhẹ lãi suất huy động.
Năm 2022, lãi suất cho vay có "lại" đi ngược với mục tiêu của NHNN?

Lãi suất huy động tăng ở nhiều kỳ hạn

Từ đầu tháng 4, nhiều ngân hàng đã công bố tăng lãi suất huy động để hút vốn. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) điều chỉnh lãi suất huy động cao nhất lên thành 7%/năm, tăng 0,2%/năm so với tháng 3. Mức lãi suất này áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng.

Một số ngân hàng khác cũng thông báo tăng lãi suất huy động đối với những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, phải kế đến những ngân hàng "tầm trung" như Ngân hàng Bắc Á, Phương Đông, Hàng Hải, Đông Nam Á, Quốc tế, Đông Á. Hiện, lãi suất các ngân hàng này tăng từ 0,1 – 02%.

Riêng NamABank thì công bố biểu lãi suất huy động trực tuyến có mức điều chỉnh lên tới 0,3%/năm. Đây cũng là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất cao nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, ở một số ngân hàng quốc doanh thì lãi suất huy động vẫn ở mức ổn định. Đơn cử như BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank, lãi suất huy động vẫn giữ ổn định ở mức 5,5-5,6%/năm.

Thực chất, xu hướng tăng lãi suất huy động đã diễn ra từ sau Tết Nguyên đán 2022. Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng từng nhận định, từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi sẽ tăng dần. Cụ thể, mặt bằng lãi suất huy động dự kiến tăng nhẹ thêm từ 0,2-0,25% trong nửa cuối năm 2022. 

Kịch bản nào cho lãi suất cho vay?

Nhịp đập của thị trường dường như đang đi ngược lại với mong muốn của NHNN. Ngay từ đầu năm, NHNN đã định hướng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục kinh tế. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 21/3/2022, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,47%). Nhiều ngân hàng cũng đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch năm 2021. Đơn cử như Vietcombank đặt kế hoạch LNTT vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2021. 

Phía Ngân hàng VPBank cũng vừa công bố tài liệu họp cổ đông với kế hoạch LNTT tăng gấp đôi so với năm 2021. Ngân hàng Eximbank cũng cho thấy tham vọng lợi nhuận khi muốn đạt ngưỡng 2.500 tỷ đồng LNTT, tăng 107,5% so với năm 2021.

Để đặt được mục tiêu này, các ngân hàng đang rất nóng lòng huy động vốn và nhanh chóng giải ngân nắm bắt cơ hội gia tăng lợi nhuận ngay từ quý I/2022. Ngoài ra, áp lực lạm phát cũng khiến các ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng. Điều này khiến áp lực lãi suất cho vay sẽ khó có chiều hướng giảm. 

Phía SSI nhận định rằng, lãi suất cho vay sẽ tăng dần, phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Thậm chí, tổ chức này còn cho rằng, tương lai có thể xuất hiện kịch bản lãi suất huy động tăng nhanh hơn dự kiến. Điều này càng khiến mặt bằng lãi suất cho vay "khó có thể ngồi yên". 

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng khẳng định, với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

Vậy điều mong chờ chính là NHNN sẽ làm gì khi lãi suất cho vay của các NHNN sẽ khó không biến động trong thời gian tới. Mệnh lệnh hành chính liệu có đủ sức để giảm đà chuyển động của thị trường. 

Năm 2021, NHNN đã phải áp chế tài với hệ thống ngân hàng để đạt mục tiêu giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, không nới room tín dụng với những ngân hàng nào không giảm lãi suất cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới kinh doanh...

Xem thêm

Để "hài hoà", lãi suất cho vay sẽ khó giảm thêm?

Để "hài hoà", lãi suất cho vay sẽ khó giảm thêm?

Trong cuộc họp báo mới đây của NHNN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, thời điểm này các ngân hàng không thể đặt câu chuyện giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra được nữa vì lãi suất đầu vào đã xuống rất thấp.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...