Để "hài hoà", lãi suất cho vay sẽ khó giảm thêm?

Trong cuộc họp báo mới đây của NHNN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, thời điểm này các ngân hàng không thể đặt câu chuyện giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra được nữa vì lãi suất đầu vào đã xuống rất thấp.
Để "hài hoà", lãi suất cho vay sẽ khó giảm thêm?

Thực tế, CPI 9 tháng đầu năm tăng 1,82%, tuy nhiên rất nhiều tổ chức quốc tế và ngay cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cũng dự báo khả năng năm nay CPI sẽ tăng khoảng 2,8-3,5%. Quốc hội cũng đưa ra chỉ tiêu dưới 4%.

“Cứ tạm thời lấy con số là tăng CPI là 3% đi. Lãi suất đầu vào bình quân hiện nay khoảng 5,5%, thì người gửi tiền thực dương có 2% thôi. Lãi suất tiền gửi ngắn hạn thậm chí còn thấp hơn nhiều. Vừa rồi các ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống khoảng 0,5-1,5% so với trước đây, thì huy động vốn 9 tháng đầu năm chỉ còn 4,8% (cùng kỳ năm ngoái là hơn 6%).

So với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 7,42% thì có thể thấy người gửi tiền đã chuyển sang đầu tư các lĩnh vực khác. Như vậy không thể đặt câu chuyện giảm lãi suất đầu vào đểu giảm lãi suất đầu ra được nữa vì nếu không huy động được thì lấy gì cho vay?”, Phó Thống đốc nói.

"Phải duy trì được mức lãi suất đầu vào ở mức hiện nay để có lợi cho người gửi tiền. Lãi suất đầu vào 5,5%, cộng với biên độ 2-2,5% thì lãi suất cho vay cũng phải ở mức 8%. Hiện nay lãi suất cho vay cũng chỉ khoảng 7,5-8%, là mức lãi suất rất hài hòa, có lĩnh vực các ngân hàng cho vay chỉ 4%. Công ty tài chính thì lãi suất có thể 10-12%, nhưng như vậy vẫn thấp hơn nhiều tín dụng đen". 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú

Vì vậy, theo Phó Thống đốc NHNN, để giảm thêm lãi suất thì hiện nay ngành ngân hàng phải tính đến 2 phương án: một là tiết giảm chi phí, hai là cắt giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, ông cho rằng hiện nay lợi nhuận ngân hàng công bố lớn, nhưng so với vốn bỏ ra đầu tư (vốn tự có của ngân hàng) thì tỷ lệ không phải cao, chỉ khoảng 10-12%, tỷ suất lợi tức thậm chí còn thấp hơn nhiều doanh nghiệp khác.

“Chưa kể, lợi nhuận đó là lợi nhuận được tính khi chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, là lợi nhuận tính cả lãi dự thu. Nếu siết lại, trừ tất cả những khoản này thì chắc chăn sẽ không được những con số như ngân hàng công bố”, ông Tú cho biết.

Thống kê từ thị trường cho thấy, lãi suất huy động (LSHĐ) trung bình tiếp tục có diễn biến giảm nhẹ trong tháng 9/2021 vừa qua đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Theo đó, trung bình LSHĐ 6 tháng và 12 tháng giảm lần lượt 0,03 và 0,002 điểm phần trăm, lần lượt xuống 4,71% và 5,561% vào cuối tháng 9/2021.

Trong đó, nhóm Ngân hàng TMCP có quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) điều chỉnh giảm lãi suất đối với cả 2 loại kỳ hạn trên trong tháng 9/2021, lần lượt 0,02 và 0,05 điểm phần trăm, xuống còn 4,45% và 5,39%/năm, mức thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay.

Còn các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng), LSHĐ của kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh giảm 0,02 điểm phần trăm, xuống còn 5,37%/năm; trong khi LSHĐ kỳ hạn 12 tháng điều chỉnh tăng nhẹ lên 6%/năm.

Ngược lại, nhóm Ngân hàng có gốc quốc doanh không thay đổi lãi suất tiết kiệm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 và 12 tháng, duy trì ở mức 3,75% và 4,95%/năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...