Năm Gà “ngó” công danh các sếp ngân hàng tuổi Dậu

Lại một mùa Xuân nữa bắt đầu. Năm nay là năm Đinh Dậu. Theo tử vi, những người tuổi Dậu sẽ có một năm 2017 cực kỳ may mắn và thành công.
Năm Gà “ngó” công danh các sếp ngân hàng tuổi Dậu

Năm 2017 được cho là thành công và đánh dấu những chuyển biến đầy tích cực trong sự nghiệp của các cá nhân tuổi Dậu

Những người tuổi Dậu (sinh năm 1945, 1957, 1969, 1981, 1993…) là người cần cù, kiên trì, không biết mệt mỏi và có chí tiến thủ. Người tuổi Dậu thường có khuynh hướng làm nghề tự do nhưng cũng thích làm việc lớn cho đất nước. Phần đông người tuổi Dậu phát đạt về giai đoạn trung niên. Suốt cuộc đời, họ luôn nhận được sự hỗ trợ đắc lực bạn bè và người thân…

Năm 2017 được cho là thành công và đánh dấu những chuyển biến đầy tích cực trong sự nghiệp của các cá nhân tuổi Dậu. Sự nỗ lực, quyết tâm giúp họ bước qua những thử thách và giành lấy thành quả giá trị trên con đường công danh, sự nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè thân thiết và sự ủng hộ của các vì sao may mắn. Trong năm, người tuổi Dậu sẽ được giao những trọng trách xứng đáng.

Trong giới ngân hàng tài chính, không nhiều người “cầm tinh” con gà, và người tuổi Dậu đảm trách vị trí lớn ở các ngân hàng cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Người đầu tiên phải kể đến đó là ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank. Ông sinh tháng 11/1969, tuổi Kỷ Dậu, năm nay 48 tuổi. Ông là Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, đã có kinh nghiệm gần 30 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Con đường công danh của ông Nghiêm Xuân Thành khá suôn sẻ. Ngay từ khi vào nghề, ông đã gắn bó với VietinBank (từ năm 1988), kinh qua nhiều vị trí quan trọng như giám đốc chi nhánh, trưởng ban thư ký Hội đồng quản trị, Thư ký Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc VietinBank vào đầu năm 2012.

Sau 6 tháng làm phó tổng giám đốc ở 1 trong 3 ngân hàng hàng lớn nhất hệ thống, ông Thành được điều động lên làm chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đến tháng 4/2013 gia nhập Vietcombank với vị trí thành viên Hội đồng quản trị. Từ tháng 7/2013 - 31/10/2014 ông Thành là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietcombank, rồi đến 1/11/2014 là chủ tịch HĐQT Vietcombank và đảm đương vị trí này cho đến nay.

Người tiếp theo được nhắc đến là ông Nguyễn Danh Lương, tuổi Đinh Dậu, năm nay vừa tròn 60. Ông Lương là tiến sĩ kinh tế Học viện Ngân hàng, làm thành viên Hội đồng quản trị của Vietcombank từ tháng 4/2012, cùng nhiệm kỳ với ông Thành. Trước khi gia nhập ngành ngân hàng vào năm 1987, ông Lương từng có thời gian công tác trong quân đội. Và với gần 30 năm kinh nghiệm làm ngân hàng, sự nghiệp của ông gắn liền với cái tên duy nhất Vietcombank.

Vietcombank từ trước vẫn được nhiều người đánh giá là ngân hàng số 1 hệ thống, dù rằng về quy mô, tài sản thì thua xa VietinBank và BIDV. Dưới thời ông Thành làm Tổng giám đốc và chủ tịch Hội đồng quản trị, Vietcombank với hai vị sếp tuổi Dậu này lại càng khẳng định rõ hơn về điều đó. Trên thị trường chứng khoán, Vietcombank được đánh giá cao hơn nhiều so với VietinBank và BIDV với giá trị vốn hóa lên đến hơn 140 nghìn tỷ đồng, giá cổ phiếu cũng cao gấp hơn 2 lần. Riêng năm 2016, lợi nhuận của nhà băng này còn giữ vị trí quán quân với hơn 8.500 tỷ đồng.

Tại BIDV cũng có 2 vị sếp tuổi Dậu đó là ông Đặng Xuân Sinh và ông Nguyễn Huy Tựa. Cả hai ông đều là thành viên Hội đồng quản trị và cùng tuổi Đinh Dậu 1957, tức năm nay vừa tròn 60 – đúng bằng số tuổi của ngân hàng BIDV.

Ông Nguyễn Huy Tựa có hơn 30 năm làm trong lĩnh vực ngân hàng, là cái tên cũng đã gắn bó với BIDV chừng ấy năm. Ở BIDV, ông còn được biết đến rất nhiều dưới cương vị Trưởng Ban kiểm soát kiêm ủy viên HĐQT từ năm 2006 đến 2012 và từ tháng 5/2012 tới nay ông là ủy viên HĐQT. Ông cũng từng có thời gian dài làm đại diện vốn của BIDV ở nhiều công ty mà nhà băng này góp vốn.

Còn ông Đặng Xuân Sinh có thời gian từ tháng 12/1998 - 7/2002 làm Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế Văn phòng đại diện NHNN tại TPHCM; Từ tháng 7/2002 - 4/2014 là Trưởng phòng tổng hợp kiêm giúp việc Phó Thống đốc NHNN tại TPHCM, sau đó ông là thành viên HĐQT của Ngân hàng MHB. Sau khi MHB sáp nhập vào BIDV thì ông Sinh tiếp tục được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT của BIDV. Ngoài ra, ông Sinh còn là người đại diện 30% vốn góp của Nhà nước tại BIDV từ tháng 4 năm 2016.

BIDV nơi có 2 vị sếp tuổi Dâu công tác cũng là một trong số ít ngân hàng được mơ ước nhất. Hiện nay xét về quy mô mạng lưới, nhân sự và tổng tài sản thì BIDV dẫn đầu khối các ngân hàng đã cổ phần. Trong các năm qua, BIDV cũng kinh doanh hiệu quả với lợi nhuận năm 2016 hơn 7.500 tỷ đồng.

Một ngân hàng nữa cũng có nhiều sếp tuổi Dậu đó là Eximbank. Ông Trần Tấn Lộc, Phó tổng giám đốc, bà Đinh Thị Thu Thảo, phó Tổng giám đốc, và ông Ngô Thanh Tùng, thành viên HĐQT đều mang tuổi Kỷ Dâu, năm nay 48 tuổi. Ngoài ra, một vị sếp ngoại là ông Naoki Nishizawa của nhà băng này cũng tuổi Dậu, chỉ khác là ông tuổi Đinh Dậu, năm nay 60 tuổi.

Ông Naoki Nishizawa là đại diện của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking, ngân hàng đang nắm 15% vốn của Eximbank. Ông vừa là tư vấn cấp cao cho HĐQT vừa là phó chủ tịch của Eximbank.

Trong khi đó ông Ngô Thanh Tùng vừa bước chân vào Eximbank hồi năm 2015. Ông là luật sư và được biết đến nhiều trước khi gia nhập Eximbank với tư cách là thành viên HĐQT của công ty Âu Lạc.

Ông Trần Tấn Lộc là phó tổng giám đốc đã gắn bó với Eximbank cũng hơn 20 năm, từng có một thời gian trong năm 2016 đảm nhiệm quyền Tổng giám đốc. Hiện ông vẫn là phó tổng giám đốc thường trực của nhà băng này.

Eximbank với 4 vị sếp tuổi Dậu là 1 trong những ngân hàng lớn trong nhóm cổ phần. Dù vài năm gần đây ngân hàng đang gặp khó khăn về kinh doanh và nhân sự cấp cao, song được kỳ vọng sẽ sớm giải quyết các vấn đề tồn đọng trong năm 2017 này.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...