Ngân hàng BIDV tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV

Tại Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh”, đại diện ngân hàng BIDV đã thông tin về các chính sách, giải pháp của ngân hàng hỗ trợ DNNVV trong thời gian qua...

Hội nghị tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại Trụ sở NHNN và NHNN chi nhánh 22 tỉnh, thành phố. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị còn có lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; đại diện các bộ, ngành, Hiệp hội DNNVV, đại diện các tổ chức tín dụng.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo ngân hàng BIDV cho biết, BIDV là một trong những ngân hàng luôn tiên phong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc hỗ trợ lãi suất tín dụng đối với DNNVV để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. BIDV có ưu thế của ngân hàng lớn nhất cả nước về tổng tài sản với 2,08 triệu tỷ đồng; mạng lưới rộng khắp với 1.085 chi nhánh và phòng giao dịch; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại… tạo điều kiện triển khai một cách tích cực nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay.

Ngân hàng BIDV tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV
Các đạo biểu tham dự Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho DNNVV phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh”

Năm 2022, ngay sau thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát, nhằm giúp DNNVV phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, BIDV đã triển khai các gói tín dụng cạnh tranh với tổng quy mô khoảng 700.000 tỷ đồng; đồng thời, chủ động giảm thu nhập để chia sẻ khó khăn với các DNNVV. Từ đầu năm 2023, BIDV đã ban hành các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp với tổng quy mô khoảng 180 nghìn tỷ đồng với mức giảm lãi suất từ 0,5-1,5%/năm, trong đó ưu tiên các khách hàng là DNNVV.

Để hỗ trợ các đơn vị tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn vay ngân hàng, BIDV đã triển khai quy trình cấp tín dụng riêng cho DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ, cắt giảm 20-30% thời gian xử lý cấp tín dụng cho khách hàng. BIDV cũng phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản đảm bảo, tích cực đầu tư công nghệ, đưa các sản phẩm tín dụng cho DNNVV lên kênh số. Hiện nay, BIDV đang triển khai hiệu quả việc tiếp nhận nhu cầu vay vốn trực tuyến giúp gia tăng tốc độ xử lý, rút ngắn quy trình, thủ tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của DNNVV.

Ngân hàng BIDV tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV
Công ty TNHH MTV In Hưng Phú - một trong những doanh nghiệp được BIDV tài trợ vốn - áp dụng máy móc hiện đại trong hoạt động sản xuất

Hướng tới cung cấp các giải pháp tài chính và phi tài chính toàn diện cho DNNVV, BIDV đã phát triển Nền tảng số SMEasy theo mô hình One-stop Shop “Một điểm đến – Đa dịch vụ”. Để tối ưu các nguồn vốn ưu đãi, BIDV còn tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để đưa nguồn vốn ủy thác, nguồn viện trợ một cách kịp thời đến DNNVV.

Với kết quả trong hoạt động hỗ trợ DNNVV, BIDV đã được Tạp chí quốc tế The Asian Banking and Finance và The Alpha Southeast Asia vinh danh là “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” lần thứ 5 liên tiếp và The Global Banking and Finance vinh danh là “Ngân hàng SME tốt nhất Đông Nam Á năm 2022”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...