Ngân hàng BIDV: Tổng giám đốc là Người đại diện pháp luật, chia cổ tức 8,5%

Sáng nay 22/10, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2016, trong đó, nội dung quan trong là thay đổi Người đại diện pháp luật sẽ là Tổng giám đốc và
Ngân hàng BIDV: Tổng giám đốc là Người đại diện pháp luật, chia cổ tức 8,5%

Đến 10h, ĐHCĐ bất thường đủ điều kiện tiến hành họp theo quy định pháp luật bắt đầu họp. Tại cuộc họp, HĐQT sẽ trình ĐHCĐ xem xét thông qua nội dung sửa đổi điều lệ ngân hàng về người đại diện Pháp luật.

Theo đó, sửa đổi khoản 5 Điều 2, từ “5.Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của BIDV” thành “5.Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của BIDV”. Đồng thời, bỏ các nội dung liên quan đến “chủ tịch là người đại diện theo pháp luật của BIDV” và các quy định về quyền hạn, trách nhiệm liên quan đến chức danh này, sửa đổi quy chế hoạt động của HĐQT trong Điều lệ.

Hiện tại, Tổng giám đốc của BIDV là ông Phan Đức Tú; còn ông Trần Anh Tuấn - Ủy viên HĐQT đang phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT thay cho ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT đã nghỉ hưu từ ngày 1/9/2016. Trước băn khoăn của cổ đông về thay đổi người đại diện pháp luật, Tổng giám đốc Phan Đức Tú giải thích: Luật doanh nghiệp 2014 quy định cho phép Người đại diện pháp luật là hơn 1 người. Nhưng ngân hàng còn phải tuân thủ Luật các TCTD, trong đó quy định Người đại diện pháp luật chỉ là 1 trong 2 vị trí là Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc.

Do đó, ngân hàng triệu tập họp ĐHCĐ bất thường để sửa nội dung Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật vào Điều lệ. ĐHCĐ đã tiến hành biểu quyết trực tiếp về nội dung sửa đổi người đại diện pháp luật với tỷ lệ nhất trí đạt 100%.

ĐHCĐ bất thường đã biểu quyết thông qua tờ trình sửa đổi Điều lệ về nội dung Tổng giám đốc là Người đại diện Pháp luật của BIDV

Trước đó, ngày 21/10, BIDV công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch chi trả cổ tức cho năm tài chính 2015 với tỷ lệ 8,5% bằng tiền. Dự tính, ngân hàng sẽ chi khoảng 2.906 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Việc chia cổ tức này được căn cứ trên cơ sở uỷ quyền của ĐHĐCĐ thường niên ngày 24/4/2016, HĐQT điều chỉnh phương án chi trả cổ tức năm 2015 qua hình thức chi trả tiền mặt.

Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là ngày 3/11/2016. BIDV sẽ thực hiện chi trả vào ngày 21/11/2016. Còn nhớ, sau ĐHCĐ thường niên năm 2016, Bộ tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV và VietinBank (mã: CTG) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt.

Đồng thời, phải nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước vào ngân sách. Tại ĐHCĐ thường niên, HĐQT bất ngờ thay đổi tờ trình về phương án chi trả cổ tức là chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Lý do ngân hàng có hệ số CAR thấp và đảm bảo kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 18% của năm nay.

Trong khi, ĐHCĐ thường niên năm 2015 đã thông qua tỷ lệ cổ tức là trên 9%. Cổ đông bày tỏ sốt ruột và đề nghị “Đã hết 9 tháng rồi nên ban lãnh đạo ngân hàng nên xem xét chia cổ tức năm 2015 cho cổ đông. Và đề xuất hình thức chia cổ tức năm 2016 thành 2 đợt, một lần tạm ứng bằng tiền mặt và sau ĐHCĐ thường niên 2017 sẽ chia tiếp phần cổ tức còn lại như ngân hàng MB đang thực hiện”.

Cổ đông cũng mong muốn BIDV thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu vì hiện giá cổ phiếu BID đang ở mức khá tốt là hơn 17.000 đồng/CP. nếu phát hành chia cổ tức với giá 10.000 đồng/CP thì cổ đông sẽ có lợi. Về việc chậm trễ chia cổ tức, ông Phan Đức Tú giải thích, BIDV đã trình phương án chia cổ tức lên NHNN và đến ngày 21/10, cơ quan có thẩm quyền cho phép ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 8,5%. Ngày 4/11, sẽ chốt cổ đông và 21/11 sẽ chi cổ tức cho cổ đông. Vì cổ đông nhà nước vẫn đang sở hữu 95,48% vốn điều lệ.

Do đó, khi thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới phần cổ tức chia cho vốn nhà nước, phải nộp về ngân sách. Ông Tú cũng ghi nhận ý kiến của cổ đông về thực hiện chia cổ tức là 2 đợt là chính đáng và cam kết sẽ thực hiện phương án cổ tức năm 2016 đã được ĐHCĐ thông qua sớm hơn. Nếu sang năm tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt, BIDV sẽ cần kiểm soát nhiều chỉ tiêu, tăng hiệu quả để đảm bảo hệ số CAR đúng quy định tối thiểu 9%.

Về kết quả kinh doanh, ông Phan Đức Tú thông tin tóm tắt từ BCTC riêng lẻ quý 3/2016. Cụ thể, tính đến 30/9/2016, tổng tài sản tăng trưởng 11,5%, đạt 956 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn đạt trên 887 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 754 nghìn tỷ đồng, tăng 14,22% so với đầu năm. Huy động vốn từ dân cư đạt trên 427 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.

Đến hết tháng 9/2016, quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 912 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 14,2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt trên 698 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12,7% so với đầu năm. Hiệu quả kinh doanh cải thiện so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 5.623 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 71% kế hoạch cả năm.

Theo BCTC riêng lẻ quý 3/2016, tại thời điểm 30/9/2016, BIDV có tổng nợ xấu nhóm 3-5 chiếm gần 13.218 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,96% tổng dư nợ. Trong đó, nợ xấu nhóm 5- có khả năng mất vốn tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, lên mức 6.947 tỷ đồng. Theo ông Phan Đức Tú, dự kiến đến cuối năm nay, ĐHCĐ cũng yêu cầu đưa ra mức tăng trưởng tín dụng 18% và đề xuất xin NHNN mở room tín dụng lên 20% sẽ là khó.

“Với mức tăng tín dụng này, chúng tôi đề nghị chỉ giữ mức tăng trưởng huy động phù hợp với tăng tín dụng khoảng hơn 19% để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Đến thời điểm này, chỉ tiêu lợi nhuận đạt 7.900 tỷ đồng và sau 9 tháng đã hoàn thành 71% kế hoạch”- Ông Tú nói.

Về tình hình mua bán nợ cho VAMC, trái phiếu đặc biệt VAMC, ông Tú cho hay, số bán nợ cho VAMC, dự thu trái phiếu hơn 20.500 tỷ đồng. Theo quy định trích dự phòng trái phiếu mỗi năm là 20% và hiện BIDV vẫn đang trích mức này, và tổng trích lập hơn 4000 tỷ đồng.

Trong đó, cân đối trích dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC và trích dự phòng rủi ro các khoản nội bảng của ngân hàng. Năm 2016, căn cứ theo chất lượng tín dụng thì BIDV sẽ thực hiện trích dự phòng khoảng 6.500 đến 7000 tỷ. Sau 9 tháng đầu năm nay thì số trích lập dự phòng BIDV đã thực hiện đạt gần 7.000 tỷ đồng.

Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...