Ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn: Lãi đây, nợ đâu?

Nhiều ngân hàng có báo cáo tích cực về kết quả kinh doanh quý II/2020, đi ngược lại với tâm lý bi quan trước đó.Tuy nhiên, hiện các ngân hàng vẫn đang hạch toán phải thu lãi, phí trong khi nhiều khách hàng đang được giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01.
Ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn: Lãi đây, nợ đâu?

Nhìn vào những con số lợi nhuận của ngành ngân hàng trong quý II/2020 thì có lẽ sẽ không ai cảm nhận được sự tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam là như thế nào.

Đồng loạt báo lãi khủng

VPBank vừa công bố BCTC quý II/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 3.671 tỷ đồng, tăng 43,5% so với quý II/2019. Lũy kế sáu tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 6.584 tỷ đồng, tăng tới 51,6% so với con số của cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 64% kế hoạch kinh doanh của cả năm 2020.

Trước đó, lãnh đạo Vietcombank cũng tiết lộ về con số lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2020 sẽ tương đương với con số của năm 2019 tức là khoảng 11.300 tỷ đồng.

TPBank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng, với lợi nhuận trước thuế đạt 2.034 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và bằng 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm (4.068 tỷ đồng).

Theo BCTC hợp nhất quý II/2020 vừa công bố của VIB, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng tăng 29% so với cùng kỳ, đạt 2,356 tỷ đồng và 1,885 tỷ đồng. Năm 2020, VIB đặt kế hoạch lãi trước thuế đạt 4,500 tỷ đồng, như vậy kết thúc quý II, VIB đã thực hiện được trên 52% kế hoạch năm.

Mới đây, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank ước tính, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 2.300 tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch cả năm. Năm nay, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cao hơn 13% so với năm trước.

Đáng chú ý, bên cạnh một số ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận khá, ở nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ, lợi nhuận sụt giảm mạnh. Chẳng hạn, Bac A Bank vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 175 tỷ đồng, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 353 tỷ đồng, giảm 19% so với con số 436 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước và hoàn thành 50,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 vừa công bố của Kienlongbank, lợi nhuận trước và sau thuế 6 tháng đầu năm giảm 31% so với cùng kỳ, đạt 103 tỷ đồng và 82 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế quý II/2020 của Techcombank đạt 3.616 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 6.737 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Trước đó, những thông tin về nền kinh tế đều bất lợi cho kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng, như tín dụng tăng trưởng chậm lại, trong khi các khách hàng hiện hữu thì đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán và không trả được nợ gốc cho các ngân hàng đúng hạn.

Bên cạnh đó, theo lời kêu gọi của Chính phủ thì các ngân hàng đã phải triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhìn vào những con số đã được công bố thì kết quả nhận được đang đi ngược lại với dự báo.

Lợi nhuận ảo?

Mặc dù kinh doanh trong bối cảnh nhiều khó khăn bủa vây nhưng thực tế ngành ngân hàng vẫn có được những thuận lợi đáng kể hỗ trợ kết quả tươi sáng như trên.

Đầu tiên là việc được phép tiến hành cơ cấu nợ theo quy định tại Thông tư 01 của NHNN. Theo đó, các ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ nếu khách hàng không trả được nợ gốc đúng hạn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Quan trọng hơn cả là xu hưởng giảm mạnh của mặt bằng lãi suất huy động trong 6 tháng qua. Lãi suất của các khoản huy động có kỳ hạn dưới sáu tháng đã giảm từ mức khoảng 4,7% vào thời điểm cuối năm 2019 xuống chỉ còn khoảng 3,7%/năm vào thời điểm hiện nay.

Lãi suất huy động đồng loạt giảm nhưng chỉ số ít dư nợ của toàn hệ thống được chiều giảm lãi suất cho vay. Do vậy, mà biên lợi nhuận (NIM) của các ngân hàng không những không giảm mà còn có thể tăng lên trong quý II vừa qua.

Tuy nhiên, có một điểm cần phải lưu ý đối với những con số tài chính của các ngân hàng là việc thực hiện Thông tư 01 sẽ cho phép các ngân hàng tiếp tục ghi nhận các khoản lãi, phí phải thu ngay cả khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc vào báo cáo tính chính.

Thông tư 01 quy định thời gian mà các khoản vay được cơ cấu là từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau ba tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố Việt Nam hết dịch Covid-19.

Hết thời gian này mà các khách hàng vẫn không trả được nợ gốc thì lập tức các ngân hàng sẽ điều chỉnh nhóm nợ và dừng hạch toán phải thu lãi, phí của khách hàng.

Khi đó, các ngân hàng sẽ phải đẩy mạnh việc trích lập dự phòng cho cả phần nợ gốc và phần lãi phải thu đã được hạch toán trên báo cáo tài chính của quý II. Điều này đồng nghĩa với việc Thông tư 01 chỉ là một hình thức đưa nợ xấu đến tương lai.

Thông tư 01 chỉ có thể giúp ngân hàng bảo toàn được kết quả kinh doanh trong ngắn hạn
Thông tư 01 chỉ có thể giúp ngân hàng bảo toàn được kết quả kinh doanh trong ngắn hạn

Lấy ví dụ trường hợp của Vietcombank, trong 6 tháng qua nợ nhóm 2 tại ngân hàng này ghi nhận mức tăng mạnh nhất khi gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2019, nợ nhóm 3 tăng 58,3%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gần 56,5%, nhưng đáng chú ý con số tuyệt đối nợ nhóm 5 thì lại giảm nhẹ.

Thống kê của CTCK Yuanta Việt Nam cho thấy trong 6 tháng qua chi phí trích lập dự phòng của nhiều ngân hàng tăng vọt. Có thể kể đến như, Vietcombank tăng 38% so với cùng kỳ, Sacombank tăng hơn 86%, Techcombank tăng gấp 5 lần cùng kỳ...

Nhận định về kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng của TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Thông tư 01 thực chất chỉ như "quét toàn bộ rác xuống dưới tấm thảm đẹp" chứ không giải quyết được thực chất vấn đề mà hệ thống ngân hàng và nền kinh tế đang phải đối mặt.

"Nợ xấu vẫn đang lớn lên từng ngày. Tuy nhiên, Thông tư 01 cho phép nợ xấu và nợ tiềm ẩn nợ xấu được giữ nguyên trạng, che đậy để thành khoản nợ bình thường. Điều này rất nguy hiểm, khiến các ngân hàng chủ quan, lơ là thu hồi nợ", ông Hiếu nói.

Xem thêm

Xáo trộn lớn trong xếp hạng lợi nhuận ngân hàng

Xáo trộn lớn trong xếp hạng lợi nhuận ngân hàng

Lợi nhuận không phản ánh toàn diện hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, nhưng vẫn được xem là một thước đo tài chính để phân định thứ hạng. Năm 2018, bảng xếp hạng này đã có sự xáo trộn lớn.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...