Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành: Chưa tác động đến điều doanh nghiệp cần

Theo nhận định của chuyên gia tài chính Nguyễn Đức Độ, quyết định giảm 1% các loại lãi suất điều hành, đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước có một điểm hạn chế...
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành: Chưa tác động đến điều doanh nghiệp cần

Thưa ông, chiều 14/3, Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm 1% các loại lãi suất điều hành. Quyết định này có tác động thế nào đến lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời gian tới? 

Theo chính sách tiền tệ mới nhất, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu ấn định đối với lãi suất cho vay ngắn hạn. Về mặt lý thuyết, các ngân hàng có thể dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn theo một tỷ lệ cho phép. Tuy nhiên, có thể Ngân hàng Nhà nước lo sợ phần nào đó liên quan đến rủi ro kỳ hạn nên đã khống chế trần lãi suất ở một mức độ nào đó.

Đối với những ngân hàng có tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay dài hạn, trong thời điểm này, họ có thể đầy mạnh cho vay dài hạn. Nhưng những ngân hàng đã chạm trần tỷ lệ này thì khó có thể dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính vì vậy, chính sách điều hành lãi suất này của Ngân hàng nhà nước có một điểm hạn chế là khó tác động đến những khoản vay dài hạn. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp cần. 

Để có thể vay ngắn hạn, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng nhà nước hoặc trên thị trường liên ngân hàng. Sau đó, ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn đó để cho vay dài hạn. Nhưng cần nhìn nhận đúng với vấn đề này. Đó là khoản vay dài hạn phải phụ thuộc câu chuyện huy động vốn dài hạn trên thị trường mà vấn đề ở đây chính là lãi suất huy động trong dài hạn
lãi suất
TS.Nguyễn Đức Độ

Hiện, nếu so với lạm phát thì lãi suất huy động trên thị trường vẫn khá cao. Chính vì vậy, tôi cho rằng, lãi suất cho vay dài hạn thì chắc là cũng chưa giảm mạnh được.

Phải nhìn vào thực tế rằng, đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu bây giờ là doanh nghiệp bất động sản. Các đối tượng này hiện giờ khó có thể vay thêm nên đó là phần lý do khiến tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm lại. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại có thể cắt giảm cái lãi suất cho vay dài hạn và lãi suất huy động dài hạn. Tuy nhiên, tốc độ sẽ phải từ từ, không có sự đột biến ngay lập tức.

Tôi cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất vay ngắn hạn như hiện nay sẽ có một chút tác động tích cực đến thanh khoản của ngân hàng. Đó cũng có thể là một điều kiện để cải thiện lãi suất huy động dài hạn trên thị trường nhưng như tôi phân tích ở trên thì sự tác động này có nhưng không nhiều.

Như vậy, theo ông, chính sách này chưa thể cải thiện được vấn đề chính hiện nay của ngân hàng và doanh nghiệp?

Khi trần lãi suất được cải thiện, thanh khoản ngân hàng sẽ tốt lên. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến thị trường liên ngân hàng và khiến lãi suất qua đêm giảm. Đó là một trong những tín hiệu tốt để giảm nhiệt lãi suất cho vay. Nhưng về cơ bản, đây vẫn là bài toán mang tính căn cơ vì mọi chính sách tiền tệ chỉ mang tính thời điểm và ngắn hạn.

Tôi vẫn đánh giá, chính sách của Ngân hàng Nhà nước vừa rồi có sự hỗ trợ cho nền kinh tế thông qua giảm gánh nặng nợ cũng như là giảm lãi suất ngắn hạn. Thế nhưng rõ ràng là đó cũng chỉ có thể tác động ở một mức độ nào đó chứ không thể gọi là "giải cứu" được nền kinh tế chỉ bằng những chính sách như thế được.

Vậy để có thể can thiệp và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp trong dài hạn thì cần có thêm các giải pháp khác nào thưa ông?

Đây vốn dĩ là một câu hỏi luôn được hỏi nhiều trong thời gian qua. Tăng trưởng kinh tế dài hạn thì nó phải phụ thuộc phát triển công nghệ, trình độ lao động... Đây là những bài toán mà bao nhiêu lâu nay chúng ta chưa trả lời được.

Tôi lấy ví dụ tiêu biểu nhất là doanh nghiệp bất động sản. Việc hạ lãi suất cho vay có thể giúp doanh nghiệp dễ thở hơn trong quá trình trả nợ. Thế nhưng về lâu dài, các doanh nghiệp bất động sản muốn sống được thì phải cơ cấu lại được doanh nghiệp, phải sản xuất ra được hàng phù hợp với thị hiếu của thị trường sau đó bán được hàng bằng việc giảm giá bán hay giảm lãi suất cho vay khi khách hàng mua nhà…

Chính vì vậy, tôi cho rằng, về cơ bản, các giải pháp hiện nay đơn cử như của Ngân hàng Nhà nước chỉ là giải pháp hỗ trợ và chống "co giật" cho toàn nền kinh tế. Còn để chữa được bệnh thì các doanh nghiệp, đơn cử là doanh nghiệp bất động sản phải tự mình cứu mình tức là tái cơ cấu.

Chúng ta cần hiểu rõ, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước giống như thuốc tăng lực chỉ có thể hỗ trợ nền kinh tế trong ngắn hạn. Còn để cứu cả nền kinh tế thì phải là tổng hợp các giải pháp cả từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Đây không phải chỉ là quy luật ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới.

Xin cảm ơn ông.

Xem thêm

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng PGBank giảm mạnh trong tháng 3/2023

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng PGBank giảm mạnh trong tháng 3/2023

Bước sang 3, ngân hàng PGBank đã có nhiều thay đổi trong biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo hướng giảm mạnh. Ngân hàng đã không còn mức lãi suất 9,5%/năm đã triển khai trong tháng trước. Hiện, mức lãi suất huy động vốn cao nhất là 8%/năm...

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...