Ngành công nghiệp thời trang ngày càng "quyền lực"

Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng thời trang không còn là một khu vực chỉ tồn tại trong chốn “chân không” như nhiều người quan niệm.
Ngành công nghiệp thời trang ngày càng "quyền lực"

Trên thực tế, thời trang đã trở thành một thành phần nòng cốt trong kinh tế toàn cầu và là một trong những lĩnh vực quan trọng trong 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra từ nay đến năm 2030.

Mới đây, một cuộc triển lãm đã được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MOMA) ở New York (Mỹ) cho thấy tác động của trang phục và các đồ trang sức trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong các chương trình phát triển bền vững đang được thực hiện trên khắp thế giới.

Về mặt nhân dụng, công nghiệp thời trang là một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều nhân lực nhất thế giới, đặc biệt với phụ nữ. Một số nhà nghiên cứu ước lượng rằng phụ nữ chiếm 80% dây chuyền cung ứng thời trang, chứng tỏ thời trang chẳng những có tính bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển, do tạo được nhiều công ăn việc làm cho giới nữ.

Cụ thể hơn, ngành công nghiệp thời trang hiện nay trị giá đến 2.500 tỷ USD, là một trong những tác nhân sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm trong phạm vi hoạt động của chúng. Cuộc triển lãm của MOMA sử dụng các kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thời trang đẹp (FFC), xác định 16 ngành kinh doanh phụ tạo nên hệ thống thời trang quốc tế, từ nông nghiệp, hóa học đến bất động sản và quản lý chất thải…

Những năm gần đây, với sự phối hợp của FFC cùng 237 thương hiệu toàn cầu và các hệ thống bán lẻ, ngành công nghiệp thời trang trở thành chủ đề của những cuộc đối thoại về tiêu thụ và sản xuất bền vững, trong khuôn khổ mục tiêu phát triển bền vững số 12, đồng thời với việc hỗ trợ giới nữ trong lĩnh vực cung ứng, thuộc các mục tiêu 5 và 8.

Về phần mình, Liên Hiệp Quốc ngày càng quan tâm hơn vai trò của nhiều lĩnh vực mới trong các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều định chế của tổ chức quốc tế này, trong đó có Quỹ SDGs Liên Hiệp Quốc, đã giới thiệu nhiều cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như anh em nhà Roca trong lĩnh vực ẩm thực, nay đã trở thành Đại sứ của Quỹ SDGs, với sứ mạng làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, nông nghiệp bền vững và giảm thiểu lãng phí thực phẩm.

Mặt khác, tổ chức Global Compact Liên Hiệp Quốc cũng vừa gửi lời mời một nhóm thời trang trẻ ở Copenhagen (Đan Mạch) tham gia vào các hoạt động của Liên Hiệp Quốc.

Năm nay, nhiều sinh viên cũng được yêu cầu đóng góp sáng kiến vào việc hình thành một dự thảo nghị quyết đầu tiên của Liên Hiệp Quốc có liên quan đến lĩnh vực thời trang.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...