Ngành dược phẩm Việt Nam: Thách thức tạo ra động lực

Dược phẩm Việt Nam vốn được xem là ngành tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro song cũng không thể phủ nhận rằng ngành dược đang trên đà phát triển tốt và có nhiều tiềm năng phát triển.
Ngành dược phẩm Việt Nam: Thách thức tạo ra động lực

Điểm yếu lớn nhất của ngành dược phẩm đó là khả năng sản xuất vẫn chưa bắt kịp được tiêu thụ. Mặc dù số cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP đã lên tới hơn 130 doanh nghiệp nhưng sản lượng thuốc trong nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), trong quý 1/2017, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu lên tới 93,66 triệu USD. 90% lượng cung nguyên phụ liệu dược phẩm đến từ 12 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm 58,78% tổng kim ngạch, đạt 55,05 triệu USD.

Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tại Việt Nam liên tục tăng. Nguồn: VIRAC, GDVC
Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tại Việt Nam liên tục tăng. Nguồn: VIRAC, GDVC

Theo VIRAC, nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu mặc dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế. Chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém nên phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại.

Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng ngành dược vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong giai đoạn 2010 – 2016, ngành dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 19,7%. Năm 2016, chi tiêu y tế bình quân đầu người/năm đã tăng hơn 20 USD so với năm 2009. Thành công của ngành dược Việt Nam còn được thể hiện ở việc hầu hết các cổ phiếu dược, bao gồm cả công ty sản xuất và phân phối, đều tăng giá và giữ ở mức ổn định về doanh thu và lợi nhuận.

Ngành Dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á. Nguồn: VIRAC, DAV
Ngành Dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á. Nguồn: VIRAC, DAV

Dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm của 90 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành dược phẩm. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...