Ngày 26/5 Maritimebank họp Đại hội 2017

Maritime Bank và Sacombank là hai trong số ba ngân hàng cuối cùng của hệ thống tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 để thông qua các vấn đề quan trọng. Năm 2016 không thuận lợi với Maritime Bank sau ồn à
Ngày 26/5 Maritimebank họp Đại hội 2017

Maritime Bank

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) vừa thông báo lịch họp ĐHCĐ thường niên năm 2017 vào ngày 26/5/2017 tại Khách sạn Melia, Tp Hà Nội. Danh sách cổ đông đã được chốt vào ngày 8/5/2017. 

Dự kiến tại Đại hội lần này, HĐQT và Ban Kiểm soát sẽ trình cổ đông tình hình hoạt động năm 2016 và kế hoạch hoạt động năm 2017, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2016, chỉ tiêu kinh doanh năm 2017 và đề nghị ĐHĐCĐ giao cho HĐQT quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội và các tờ tình khác.

Một nội dung được cổ đông quan tâm là kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn trong năm 2017 hiện vẫn chưa có thông tin từ phía Maritimebank.  Đầu năm 2017, Ngân hàng cho biết kế hoạch chốt danh sách cổ đông thực hiện đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (“VSD”) để chuẩn bị cho việc đăng ký giao dịch chứng khoán trên UPCoM.

Năm 2016 không thuận lợi với Maritime Bank sau ồn ào liên quan đến cựu lãnh đạo và nhiều tin đồn xấu bị "kiểm soát đặc biệt", ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh 20,4%) lên 140 tỷ đồng. 

Theo đó, đến cuối năm 2016 tổng tài sản của ngân hàng sụt giảm tới 11,22%, chỉ còn 92.605 tỷ đồng, giảm 11,22%. Trong đó, chủ yếu do nguồn tiền gửi khách hàng giảm mạnh xuống còn 57.580 tỷ đồng.

Thu nhập lãi thuần tăng 42% lên 2.252 tỷ đồng dù thu nhập lãi giảm khá mạnh. Khoản lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến lên tới 603 tỷ đồng. Dù vậy, EPS năm 2016 chỉ ở mức khá khiêm tốn, đạt 122 đồng/CP. 

Tăng trưởng tín dụng vẫn vượt huy động và ở mức cao với dư nợ cho vay khách hàng tăng 26%. Nhiều nguồn lực đã được tập trung lại để phục vụ cho tín dụng khách hàng. Ngân hàng này đã giảm mạnh tín dụng cho TCTD khác (gần 4.000 tỷ đồng), giảm đầu tư trái phiếu Chính phủ (10.000 tỷ đồng), trái phiếu doanh nghiệp (3.000 tỷ đồng)...  

Sacombank

Cùng 26/5, Sacombank cùng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 tại TP.HCM sau khi đã phải thông báo hoãn họp trước đó. Ngoài các nội dung về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính thì vấn đề nóng được cả thị trường quan tâm là cuộc đua vào HĐQT của Sacombank nhiệm kỳ tới. Trước đó, các ứng cử viên là ông Đặng Văn Thành- Tập đoàn Thành Thành Công và ông Bùi Thành Nhơn - Tập đoàn Novaland cùng chạy đua vào HĐQT. Sau đó, ông Nhơn tuyên bố rút lui, còn ông Thành đến giờ vẫn im tiếng.

Điều bất ngờ xảy ra khi ông Nguyễn Đức Hưởng từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT LienvietPostBank và bất ngờ xuất hiện trong danh sách ứng viên chạy đua vào HĐQT Sacombank. Ông Hưởng là một trong hai ứng viên tham gia vào Sacombank.

Còn bà Nguyễn Thị Bích Hồng cũng là gương mặt quen thuộc khi đảm nhận vị trí Tổng giám đốc công ty chứng khoán Liên Việt (LVS). Hai ứng viên này đều có liên quan đến Công ty cổ phần Him Lam của ông Dương Công Minh, hiện là Chủ tịch LienVietPostBank và sáng lập Hiệp hội Mắc ca. Ông Minh cũng là Chủ tịch Công ty chứng khoán Liên Việt – thành viên của Công ty Him Lam. 

Cho đến giờ, Sacombank vẫn chưa cập nhật thêm danh sách ứng viên nào khác trong cuộc đua nắm quyền kiểm soát ngân hàng này. 

Về kết quả kinh doanh năm 2016, lợi nhuận của Sacombank bị ảnh hưởng rất nặng nề từ cuộc nhận sáp nhập SouthernBank và xử lý khối nợ xấu khủng. 

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn... 211 tỷ đồng.

Tính đến hết quý 1/2017, tổng nợ xấu tại Sacombank đã lên tới 10.083 tỷ đồng, trong đó hơn 6.600 tỷ đồng là nợ có khả năng mất vốn, giá trị tuyệt đối chỉ kém nợ xấu tại BIDV (năm 2016).

Dù tỷ lệ nợ xấu hiện tại giảm xuống mức 4,88% dư nợ tín dụng (đầu năm tỷ lệ này là 5,35%) nhưng Sacombank còn có tới 37.760 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt nắm giữ tại VAMC (công ty thu mua nợ xấu các ngân hàng) và mới chỉ dự phòng hơn 1.624 tỷ đồng cho khoản trái phiếu nắm giữ tại đây.

Như vậy, tính tổng cộng nợ xấu của Sacombank, gồm cả nợ tại VAMC đang lên gần 48.000 tỷ đồng, tương đương hơn 19% tổng dư nợ (dư nợ tín dụng và trái phiếu tại VAMC). Đây cũng là mức nợ xấu bao gồm cả nợ tại VAMC nắm giữ cao nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết.

>> “Sóng” tăng vốn ngân hàng: Ồn ào và lặng lẽ !

Có thể bạn quan tâm

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Một số ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024. Trong đó, Sacombank ước tính mang về 12.700 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Các ngân hàng quốc doanh và TPBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản và tín dụng…

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...