Ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp

Theo thống kê của CTCK Rồng Việt (VDSC), trong 6 tháng đầu năm nhà đầu tư cá nhân đã nắm tới hơn 27% tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng mạnh so với con số 9% của cùng kỳ.
Ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 168.328 tỷ đồng, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt trên 156.300 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2019.

Lượng trái phiếu phát hành của nhóm bất động sản vẫn dân đầu với giá trị đạt hơn 197.000 tỷ đồng, tiếp theo là nhóm tài chính - ngân hàng với tổng giá trị phát hành thành công đạt 189.200 tỷ đồng.

Trong bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đang đồng loạt giảm sâu, trái phiếu đang hút lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, đặc biệt là dòng tiền từ phía các nhà đầu tư cá nhân.

Tuy nhiên, từ phía cơ quan quản lý, Bộ Tài chính lần thứ 3 cảnh báo các nhà đầu tư cá nhân thận trọng vì có khả năng không thu được tiền đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (cả gốc và lãi), nếu doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Trong bối cảnh Covid-19 vừa quay lại, các rủi ro mất tiền lại càng trở nên hiện hữu.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng, đa phần nhà đầu tư cá nhân trên thị trường mua trái phiếu doanh nghiệp vì ham lãi suất cao, nhiều nhà đầu tư thậm chí không hề phân tích báo cáo tình chính chưa từng nghe tên về doanh nghiệp phát hành. Điều này là rất rủi ro.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, do Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức độc lập và uy tín để xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, vì vậy sự nóng lên của thị trường trái phiếu có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.

VEPR cho rằng, trước mắt do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực đối với việc trả nợ của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ.

Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đang gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cùng lúc đó các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân, khiến các nhà đầu tư này tiếp tục xu hướng tăng mua trái phiếu doanh nghiệp.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020.

Theo nghị định này, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra con số giới hạn là 3 lần.

Số lần phát hành trái phiếu cũng sẽ bị siết lại sau khi Nghị định mới có hiệu lực. Theo đó, đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát hành 1-2 đợt mỗi năm.

Doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.

Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư trong vòng một năm, sau đó được giao dịch không hạn chế.

Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức lưu ký cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

Xem thêm

Trái phiếu doanh nghiệp đang hấp dẫn dòng tiền?

Trái phiếu doanh nghiệp đang hấp dẫn dòng tiền?

Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng TPDN phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...