Từ năm 2021, phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tuân theo Luật Chứng khoán

Kể từ khi Nghị định 163 có hiệu lực, thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất sôi động khi các doanh nghiệp tổ chức 848 đợt phát hành, huy động 259.377 tỷ đồng trong vòng chưa đầy một năm.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP) chỉ được thực hiện cho đến hết năm 2020.

Ông Nguyễn Hoàng Dương: "Doanh nghiệp vi phạm về phát hành trái phiếu sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán".
Ông Nguyễn Hoàng Dương: "Doanh nghiệp vi phạm về phát hành trái phiếu sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán".

Doanh nghiệp bất động sản chuộng phát hành trái phiếu

Trước thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng quá nóng, năm 2019, Bộ Tài chính đã từng khuyến cáo tổ chức phát hành, phân phối và nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước sự hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp nên thị trường này tiếp tục phát triển nóng, vì vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Tài chính đã phải khuyến nghị thêm 2 lần nữa.

Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp đã huy động 91.616 tỷ đồng qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, riêng tháng 5 huy động 27.061 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là doanh nghiệp bất động sản tiếp tục gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, chiếm khoảng 49% tổng khối lượng phát hành (năm 2019 mới chiếm 19%), nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua trái phiếu doanh nghiệp. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân bất chấp Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo.

Còn theo thống kê của Bộ Tài chính, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh trong mấy năm gần đây. Nếu như năm 2017, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp chỉ tương đương 6,29% GDP thì đến năm 2018 đã đạt trên 9% GDP. Năm 2019, các doanh nghiệp phát hành thêm 315.000 tỷ đồng, tăng 31,4% so với năm 2018, nâng tổng giá trị thị trường đạt 640.000 tỷ đồng (gấp 6 lần năm 2011) đã đưa quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp lên tương đương 10,86% GDP, trong đó trái phiếu riêng lẻ chiếm 10,14% GDP.

“Đặc biệt kể từ khi Nghị định 163 có hiệu lực thi hành (ngày 1/2/2019) hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất sôi động khi các doanh nghiệp đã tổ chức tới 848 đợt phát hành với huy động 259.377 tỷ đồng chỉ trong vòng chưa đầy một năm. Điều này cho thấy, Nghị định 163/2018/NĐ-CP đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn, tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường trái phiếu”, ông Dương cho biết.

Cá nhân ào ạt đầu tư vào trái phiêu doanh nghiệp

Tuy nhiên, do Nghị định 163 không khống chế nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tham gia thị trường trái phiếu và không khống chế khối lượng phát hành đã dẫn tới sự phát triển quá nóng.

Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong năm 2019, có 28/217 doanh nghiệp phát hành khối lượng trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó 11 doanh nghiệp gấp trên 50 lần vốn chủ sở hữu, 6 doanh nghiệp vượt 100 lần vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng quá “khủng” so với vốn tự có chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản. Và trong số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, không ít doanh nghiệp “quên” công bố cụ thể mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Do lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao hơn so với tiền gửi ngân hàng, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản cao hơn so với mặt bằng lãi suất trái phiếu trên thị trường nên đã hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Vì vậy, nếu như năm 2019 nhà đầu tư cá nhân chỉ nắm giữ 8,8% tổng khối lượng phát hành thì trong 6 tháng đầu năm nay đã nắm giữ khoảng 27%.

“Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân gồm cả nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, đồng thời lại thiếu khả năng phân tích, đánh giá là rủi ro cho các nhà đầu tư này. Trường hợp doanh nghiệp phát hành không thực hiện được các cam kết, nhà đầu tư bị ảnh hưởng lớn, gây bất ổn cho thị trường tài chính và xã hội”, ông Dương cảnh báo.

Phớt lờ cảnh báo

Do việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu khá thông thoáng và lãi suất trái phiếu hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác, vì vậy, cả tổ chức phát hành, phân phối và nhà đầu tư phớt lờ cảnh báo, khuyến cáo của Bộ Tài chính.

Trước động thái này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP nhằm chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính; dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng... Trái phiếu bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.

Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, đưa ra các quy định này, mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nước hướng đến không phải thắt chặt hay nới lỏng thị trường, mà quan trọng là xây dựng một khung khổ pháp lý để đảm bảo khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường, đảm bảo sự minh bạch của thị trường, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không chuyên.

“Tuy nhiên, các giới hạn kể trên sẽ được xem xét nới lỏng hoặc bãi bỏ kể từ ngày 1/1/2021. Vì kể từ năm 2021, Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ được thực hiện với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”, ông Dương cho biết.

Cũng theo ông Dương, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có năng lực tài chính, gồm ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán… và những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; cá nhân đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đều có trình độ chuyên môn, am hiểu, kinh nghiệm về thị trường tài chính, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thì “lời ăn, lỗ chịu” nên không nhất thiết phải khống chế hoạt động này theo Nghị định 81 mà thực hiện theo đúng quy định của Luật Chứng khoán.

Còn trong thời gian nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ vẫn được phép đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, ông Dương khuyến cáo: “Trước khi quyết định đầu tư cần phải biết rõ trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành và phát hành với mục đích gì; trái phiếu có được đảm bảo hay không được đảm bảo bằng tài sản; các cam kết của doanh nghiệp đối với trái phiếu; kỳ hạn và phương thức trả lãi; tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát hành và tổ chức phân phối trái phiếu phải thực hiện nghiêm Nghị định 81, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...