Bộ Tài chính lần thứ 3 cảnh báo rủi ro trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao

Trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản liên tiếp tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu và các nhà đầu tư cá nhân vẫn lao vào đầu tư vì lãi suất cao, Bộ Tài chính một lần nữa phải lên tiếng đưa ra khuyến cáo với thị trường này.
Bộ Tài chính lần thứ 3 cảnh báo rủi ro trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao

Khuyến nghị được Bộ Tài chính đưa ra dựa trên báo cáo của HNX cho biết, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 5 vừa qua đã đạt 27.061 tỷ đồng. Qua đó, nâng tổng khối lượng phát hành 5 tháng đầu năm nay lên mức 91.616 tỷ, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp bất động sản vẫn tiếp tục gia tăng huy động vốn thông qua kênh này, trong khi nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mua. Cùng với đó, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại cũng đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân.

Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 3 kể từ năm 2019, Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đối với các bên tham gia thị trường, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.

Với lần cảnh báo đưa ra trong tháng 7 này, Bộ Tài chính lưu ý doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn.

Với tổ chức phân phối trái phiếu, Bộ Tài chính cảnh báo không chào mời phân phối trái phiếu bằng mọi giá cho nhà đầu tư; có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu; nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. Có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu.

Với nhà đầu tư, Bộ Tài chính lưu ý cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu.

Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành); tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu...

Khi đã nắm rõ thông tin về trái phiếu, cũng như cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu, bao gồm cả gốc và lãi nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn về tài chính.

Về phía cơ quan quản lý thị trường, Bộ Tài chính cam kết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, trên cơ sở đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp...

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, “sân chơi” trái phiếu thực chất không dành cho tay ngang mà dành cho những nhà đầu tư có kiến thức, kỹ năng có năng lực đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm nhà đầu tư này chính là các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính chứ không phải cá nhân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...