Người Đức nổi giận với bà Merkel sau vụ xả súng Munich

Trên mạng xã hội ở Đức đã xuất hiện làn sóng kêu gọi Thủ tướng Angela Merkel từ chức... Ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trên tay một người di cư tới Đức - Ảnh: Getty/Express. Cảnh tư
Người Đức nổi giận với bà Merkel sau vụ xả súng Munich
Trên mạng xã hội ở Đức đã xuất hiện làn sóng kêu gọi Thủ tướng Angela Merkel từ chức...
Người Đức nổi giận với bà Merkel sau vụ xả súng Munich ảnh 1

Ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trên tay một người di cư tới Đức - Ảnh: Getty/Express.

Cảnh tượng kinh hoàng ở hiện trường vụ xả súng ngày 22/7 ở Munich, thành phố lớn thứ ba của Đức, đã khiến nhiều người dân nước này nổi giận với Thủ tướng Angela Merkel. Họ cho rằng chính sách người nhập cư của bà Merkel đã mở đường cho tấn thảm kịch này.Ít nhất 9 người đã thiệt mạng khi một tay súng 18 tuổi gốc Iran xả đạn vào một nhà hàng McDonald’s và trung tâm mua sắm Olympia ở quận Moosach thuộc phía Tây Bắc Munich. Động cơ của vụ tấn công chưa được xác định, nhưng cảnh sát Munich gọi đây là một vụ khủng bố.Ngay sau khi tin tức về vụ tấn công được phát đi, trên mạng xã hội ở Đức đã xuất hiện làn sóng kêu gọi Thủ tướng Merkel từ chức.Người dùng InfoConer viết: “Chỉ ngạc nhiên là phải đến giờ mới xảy ra vụ tấn công ở Munich. Angela Merkel, bà vẫn vui vì quyết định bà đưa ra vào năm ngoái chứ?”“Gia đình của những người bị hãm hiếp và sát hại nên cảm ơn Angela Merkel vì bà ấy đã phá hủy nước Đức”, người dùng KGHohenstauffen viết.“Có ai thấy Angela Merkel không? Tại sao bà ấy lại trốn vậy? Người dân Đức xứng đáng được nghe bà ấy nói”, người dùng Susan Tutt viết.Theo tờ Express của Anh, đảng cầm quyền của bà Merkel có thể chịu thất bại trước Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức - một đảng chống người nhập cư - trong các cuộc bầu cử địa phương trong năm nay.Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cũng cho thấy đảng của bà Merkel sẽ gặp khó khăn trong cuộc tổng bầu cử vào năm tới.“Phải thế nào thì Angela Merkel mới từ chức? Người Đức cần phải thức tỉnh. Bà ấy phải chịu trách nhiệm vì tất cả những điều này”, người dùng HillBuzz aka Kevin DuJan viết trên Twitter.“Angela Merkel phải từ chức sau vụ này, vì bà ấy gây nguy hiểm cho toàn bộ châu Âu”, người dùng J Mäntyvaara viết.Bà Merkel hiện chưa lên tiếng về vụ tấn công ở Munich, dù bà được cho là đã tới thành phố này sau khi thảm họa xảy ra.Mới đầu tuần này, sau vụ tấn công đẫm máu bằng xe tải ở Pháp và vụ một thanh niên Hồi giáo dùng dao tấn công khách đi tàu ở Đức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Thomas de Maiziere đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nghiêm trọng xảy ra thêm những vụ tấn công của những “con sói đơn độc” ở châu Âu.“Cũng giống như nhiều nước EU, giống như toàn châu Âu, Đức cũng đang là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Bởi vậy, giống như tôi đã nói trước đây, tình hình là nghiêm trọng”, ông de Maiziere phát biểu.Trước đó, Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói nước Pháp cần “học cách sống chung với nguy cơ” từ các phần từ Hồi giáo cực đoan. “Đây là những lời khó nghe, nhưng tôi vẫn phải nói: sẽ còn có những cuộc tấn công khác, và sẽ có thêm những người vô tội bị sát hại. Chúng ta không thể quen với điều đó, nhưng phải học cách để chung sống với nguy cơ đó”, ông Valls phát biểu.Quyết định của Thủ tướng Merkel về tiếp nhận hơn 1 triệu người di cư tới Đức năm 2015 đã khiến nhiều người dân nước này bất bình. Bà Merkel đã bị đổ lỗi là gây ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu khi hứa sẽ đón thêm người di cư vào Đức.Ban đầu, nhiều người Đức ca ngợi sự nhân hậu của nữ Thủ tướng đối với những con người chạy trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ khi xảy ra vụ người di cư tấn công tình dục phụ nữ địa phương ở Cologne trong đêm giao thừa 2016, và loạt vụ khủng bố ở hai nước láng giềng Pháp, Bỉ.Sau vụ tấn công trên tàu Đức mà thủ phạm là một thanh niên tị nạn người Afghanistan hồi tuần trước, giới chuyên gia cho rằng vụ tấn công cho thấy rằng một số phần tử IS đã xâm nhập qua biên giới châu Âu. Với số người di cư tương đương khoảng 2% dân số Đức vào Đức trong năm ngoái, lực lượng an ninh rất khó sàng lọc được hoàn toàn các nguy cơ.
Theo vneconomy

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…