Người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC thay ông Doãn Hữu Đoàn là ai?

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC ) vừa công bố các nghị quyết của Hội đồng quản trị liên quan đến nhân sự cấp cao...
flcjpeg.jpg

Cụ thể, bà Trần Thị Hương, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực được bổ nhiệm giữ chức vụ Người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC kể từ ngày 16/5.

Theo tìm hiểu, bà Trần Thị Hương sinh năm 1983, là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Northumbria, Vương quốc Anh; Cử nhân Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Trước khi đảm nhận vai trò Phó Tổng Giám đốc của FLC từ ngày 22/12/2022, bà Hương từng nắm giữ vị trí quản lý cấp cao trong nhiều doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán, giáo dục như Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes; Giám đốc Nhân sự Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; Trưởng ban Nhân sự Tập đoàn FLC…

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 tổ chức ngày 4/3 vừa qua, bà Trần Thị Hương cùng với bà Vũ Đặng Hải Yến được bầu làm Thành viên Hội đồng quản trị thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm của Tập đoàn FLC.

Ở chiều ngược lại, Hội đồng quản trị FLC đã chấp thuận đề nghị thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Người phụ trách quản trị công ty của ông Doãn Hữu Đoàn kể từ ngày 16/5.

Tập đoàn FLC

Ông Doãn Hữu Đoàn

Ông Doãn Hữu Đoàn chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị FLC từ ngày 2/7/2022, sau kỳ họp Đại hội cổ đông bất thường. Sau đó hơn 1 tháng, ông tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và trở thành Người phụ trách quản trị kể từ ngày 23/9/2022.

Theo giới thiệu, Ông Doãn Hữu Đoàn là một Cử nhân Kinh tế - Luật, Thạc sĩ Kế toán. Bên cạnh các vị trí tại các doanh nghiệp nhóm FLC, ông đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề và đang làm việc tại Chứng khoán MBS. Trước đó, ông Đoàn từng có thời gian công tác tại ngân hàng ACB, Vietcombank Securities.

Bên cạnh vị trí tại Tập đoàn FLC, ông Đoàn cũng là thành viên Hội đồng quản trị Bamboo Airways nhiệm kỳ 2019 - 2024 và là Phó Tổng Giám đốc thường trực tại doanh nghiệp này.

Vào thời điểm bổ nhiệm ông Đoàn, Hội đồng quản trị FLC cho biết việc kiện toàn bộ máy, củng cố đội ngũ nhân sự cấp cao dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị, điều hành nhằm hướng tới quá trình sắp xếp, cải tổ toàn diện.

Quá trình tái cấu trúc được đẩy mạnh trong năm 2022, bao gồm: Tái cấu trúc về mặt mô hình quản lý, tái cấu trúc về phương án kinh doanh, và tái cấu trúc về mặt tài chính cũng như tài sản.

Sau khi ông Doãn Hữu Đoàn từ nhiệm, Hội đồng quản trị của FLC sẽ còn 4 thành viên bao gồm ông Lê Bá Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị; bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Chủ tịch thường trực và hai thành viên là ông Lê Thái Sâm, bà Trần Thị Hương.

Đây là diễn biến mới về nhân sự cấp cao của Tập đoàn FLC, ngay sau khi Hội đồng quản trị FLC thông qua hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng 401,5 triệu cổ phần Bamboo Airways thuộc sở hữu của Tập đoàn FLC cho ông Lê Thái Sâm, Thành viên Hội đồng quản trị của FLC vào ngày 8/5. Động thái này đồng nghĩa với việc Tập đoàn FLC đang thoái vốn hoàn toàn khỏi Bamboo Airways, đưa hai đơn vị này trở thành hai pháp nhân hoạt động độc lập.

anh-chup-man-hinh-2023-05-16-luc-181624png.png

Chốt phiên giao dịch ngày 16/5, giá cổ phiếu FLC hiện đang ghi nhận ở mức 3.500 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 16/5, giá cổ phiếu FLC hiện đang ghi nhận ở mức 3.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 2.485 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…