Nhà Phú Nhuận muốn thoái vốn khỏi HDBank

Thực hiện công tác thoái vốn Nhà nước tại các các tổ chức tín dụng nhằm thu hồi vốn đầu tư, Nhà Phú Nhuận đã đăng ký bán toàn bộ số phần đang nắm giữ tại HDBank, tương ứng 0,004% vốn điều lệ của ngân
Nhà Phú Nhuận muốn thoái vốn khỏi HDBank

Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố thông tin liên quan đến việc thoái vốn cổ phần của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận (Nhà Phú Nhuận) tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB).

Theo đó, Nhà Phú Nhuận sẽ chuyển nhượng 43.667 cổ phần đang sở hữu tại HDB với giá không thấp hơn 29.761 đồng/cp. Hình thức chuyển nhượng là trên sàn chứng khoán, đối tượng nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian thực hiện trong tháng 5 nhưng trước ngày 23/5/2019.

Trong trường hợp giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin thực hiện bán cổ phần chuyển nhượng vốn cao hơn giá khởi điểm nêu trên thì lấy giá tham chiếu bình quân này làm giá khởi điểm chuyển nhượng vốn.

Việc thoái vốn nhà nước của Nhà Phú Nhuận tại HDBank được thực hiện theo công văn số 7785 ngày 26/3/2018 của Văn phòng Thành ủy TP.HCM về thực hiện thoái vốn đầu tư tại ngân hàng này, nhằm cơ cấu lại doanh nghiệp, thu hồi vốn đã đầu tư tại tổ chức tín dụng.

Được biết, Nhà Phú Nhuận đã đầu tư vào cổ phiếu HDB từ tháng 3/2014, tổng cộng là 40.061 cổ phần với mệnh giá hơn 400 triệu đồng. Tiếp đó, đến tháng 10/2017, đơn vị này tiếp tục đầu tư thêm 3.606 cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá là 30,06 triệu đồng.

Như vậy, sau nhiều năm đầu tư, nếu chuyển nhượng thành công toàn bộ số cổ phần nắm giữ với mức giá dự kiến thoái vốn là 29.761 đồng/cp, Nhà Phú Nhuận sẽ thu về gần 1,3 tỷ đồng.

Cổ phiếu HDB chính thức niêm yết trên sàn HoSE từ tháng 1/2018. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5, cổ phiếu HDB giao dịch tại mức giá 26.300 đồng/cp, thấp hơn mức giá mà Nhà Phú Nhuận muốn bán khoảng 11,6%.

Về HDBank, kết thúc quý I/2019, tổng tài sản HDBank đạt 202.562 tỷ đồng; huy động đạt 177.237 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 135.449 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng gần 5% so với đầu năm.

So với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ giảm từ mức 1,08% xuống 0,96%. Tỉ lệ nợ xấu hợp nhất cũng giảm từ mức 1,53% xuống còn 1,45%.

Với tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 2.466 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.101 tỷ đồng, HDBank tiếp tục cho thấy hiệu quả hoạt động cao, với tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) đạt 20,4%, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đạt 1,7%, thuộc top dẫn đầu toàn ngành.

 >> ĐHCĐ HDBank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.077 tỷ đồng, chia cổ tức 30%

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...