Trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón tăng 24% và nhập khẩu thuốc trừ sâu tăng mạnh 41,8%.
Hiện nhu cầu phân bón của Việt Nam khoảng 11 triệu tấn/năm, trong đó, 90% là phân vô cơ; tuy nhiên, sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, nên vẫn phải nhập khẩu. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, lượng phân bón nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2017 tăng 32% về lượng và tăng 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016 (đạt trên 2 triệu tấn, trị giá 546,2 triệu USD).
Trong đó, nhập khẩu phân Urê tăng mạnh nhất, tăng hơn 22% về lượng và hơn 32% về trị giá so với cùng kỳ (đạt 230.000 tấn, trị giá 60 triệu USD).
Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu từ 17 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 38% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước, đạt 768.834 tấn, trị giá 198,3 triệu USD (tăng 4% về lượng nhưng giảm 0,3% về trị giá so với cùng kỳ).
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga – thị trường lớn thứ hai về kim ngạch, tăng mạnh 131% về lượng và tăng 99% về trị giá so với cùng kỳ (đạt 241.747 tấn, trị giá 73,6 triệu USD); tiếp đến thị trường Belrut cũng tăng tới 71% về lượng và tăng 44% về trị giá (đạt 153.303 tấn, trị giá 39,7 triệu USD).
Hiện nhu cầu phân bón của Việt Nam khoảng 11 triệu tấn/năm, trong đó, 90% là phân vô cơ; tuy nhiên, sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, nên vẫn phải nhập khẩu. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, lượng phân bón nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2017 tăng 32% về lượng và tăng 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016 (đạt trên 2 triệu tấn, trị giá 546,2 triệu USD).
Trong đó, nhập khẩu phân Urê tăng mạnh nhất, tăng hơn 22% về lượng và hơn 32% về trị giá so với cùng kỳ (đạt 230.000 tấn, trị giá 60 triệu USD).
Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu từ 17 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 38% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước, đạt 768.834 tấn, trị giá 198,3 triệu USD (tăng 4% về lượng nhưng giảm 0,3% về trị giá so với cùng kỳ).
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga – thị trường lớn thứ hai về kim ngạch, tăng mạnh 131% về lượng và tăng 99% về trị giá so với cùng kỳ (đạt 241.747 tấn, trị giá 73,6 triệu USD); tiếp đến thị trường Belrut cũng tăng tới 71% về lượng và tăng 44% về trị giá (đạt 153.303 tấn, trị giá 39,7 triệu USD).