Nhật Bản kiểm soát IUU với thủy sản Việt Nam

Nhật Bản sẽ kiểm soát chặt chẽ về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

xuất khẩu thuỷ sản sang nhật bị kiểm soát IUU

Cùng với thị trường EU, tới đây thị trường Nhật Bản cũng sẽ kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản Việt Nam.

Cụ thể, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo, thị trường Nhật Bản sẽ kiểm soát chặt chẽ về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

Các lô hàng thủy sản và sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thuộc 4 loại thủy sản là mực ống và mực nang, cá thu đao, cá thu và cá trích được khai thác nhập khẩu sau ngày 1/12 sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác hoặc xác nhận cam kết khi xuất khẩu vào Nhật Bản.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 160,6 triệu USD, tăng 34,1% so cùng kỳ năm ngoài. Xuất khẩu thủy sản sang Nhật tăng trưởng mạnh, nhưng với quy định khắt khe về IUU đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.

Lùy kế 10 tháng 2022, số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương  (VITIC), xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt gần 1,43 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khi Nhật Bản kiểm soát IUU thì các cơ sở chế biến thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi về Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trên địa bàn để xác nhận truy xuất nguồn gốc.

Các hồ sơ, tài liệu chứng nhận truy xuất nguồn gốc này phải gửi kèm theo lô hàng xuất khẩu đúng theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền, sau thời điểm Cơ chế chứng nhận khai thác của Nhật Bản (JCDS) có hiệu lực.

Doanh nghiệp của Việt Nam cần tạo mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhà nhập khẩu Nhật Bản để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan trong thực hiện IUU. Đồng thời, doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định của Việt Nam và Nhật Bản để ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ nhằm kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo thông tin khả năng truy xuất nguồn gốc.

Nafiqad đề nghị các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định mới của Nhật Bản và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy định IUU.

Xem thêm

Xuất khẩu thủy sản đang “giảm tốc”

Xuất khẩu thủy sản đang “giảm tốc”

Số liệu từ VASEP, sau khi duy trì ở mức trên 1 tỷ USD liên tiếp từ tháng 3 tới tháng 6, sang tháng 7/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã hạ nhiệt xuống dưới 1 tỷ USD và tiếp tục chiều hướng này trong tháng 8 với doanh số 917 triệu USD, thấp hơn 3% so với kim ngạch trong tháng 7.
Nhật Bản: Xuất khẩu nông, thủy sản cao kỷ lục

Nhật Bản: Xuất khẩu nông, thủy sản cao kỷ lục

Theo số liệu mới nhất do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản công bố, trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông sản và thuỷ sản Nhật Bản đã tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…